DeFi là gì? Tổng quan về tài chính phi tập trung (DeFi)

Bởi: Đinh Văn Đàm - Đăng ngày: 02/12/2021 - Cập Nhật: 06/06/2022

Năm 2021 là thời điểm thị trường DeFi bùng nổ, thu hút sự quan tâm của cộng đồng tài chính và cộng đồng crypto trong suốt thời gian gần đây. Vậy cụ thể, DeFi là gì? Trong bài viết này, Coin568 sẽ giúp bạn hiểu rõ về tài chính phi tập trung (DeFi) và đưa ra quyết định có nên đầu tư vào các dự án DeFi hay không nhé.

DeFi là gì?

DeFi là viết tắt của Decentralised Finance, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tài chính phi tập trung, tài chính mở. Đây là một nền tài chính được xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain.

DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là minh bạch và phi tập trung để tạo nên một nền tài chính mở, trong đó mọi người có thể truy cập và sử dụng bất kỳ lúc nào mà không chịu sự chi phối của cá nhân hay tổ chức nào cả.

defi la gi

DeFi là gì?

Mục đích ra đời của DeFi chính là khắc phục nhược điểm của tài chính tập trung (CeFi) truyền thống như: quyền lực bị tập trung 1 chỗ, người dùng phải tuân theo các quy tắc, quy định của các cơ quan thẩm quyền, chi phí đắt đỏ…. 

Đối với DeFi, bạn cũng có thể gửi tiết kiệm, cho vay, đi vay, đầu tư, thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán hoá đơn… Tuy nhiên, thay vì phải thực hiện thông qua một bên trung gian thứ 3 như ngân hàng, tổ chức tài chính… thì tất cả các hoạt động đó đều diễn ra trên hợp đồng thông minh (Smart contract) của Blockchain. Mô hình này sẽ giải quyết được vấn đề chi phí giao dịch và có tốc độ giao dịch nhanh, hơn nữa người dùng có thể toàn quyền kiểm soát tài sản của mình.

Bản chất của DeFi

DeFi được vận hành dựa trên công nghệ Blockchain, nên nó tận dụng được các ưu điểm của Blockchain. Bao gồm:

  • Tính phi tập trung: DeFi xoay quanh các ứng dụng được gọi là DApps (ứng dụng phi tập trung). Các chức năng tài chính sẽ được thực hiện trên Blockchain mà không cần thông qua một tổ chức nào.
  • Chống kiểm duyệt: Không có một cơ quan, tổ chức nào có thể can thiệp vào hệ thống Blockchain. Do đó, sử dụng DeFi bạn sẽ không bị kiểm duyệt tài khoản, đồng thời cũng không phải đăng ký hay giải trình về số tiền mình nắm giữ.
  • Chi phí thấp: Do hoạt động không cần thông qua tổ chức trung gian nào nên mọi chi phí cho bên thứ 3 sẽ được cắt giảm, nên chi phí giao dịch DeFi sẽ thấp hơn rất nhiều.
  • Tính minh bạch: Do mọi hoạt động đều được công khai trên sổ cái Blockchain, nên bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra lại các thông tin về các giao dịch của mình và người khác.
  • Không cần ủy thác: Không cần phải ủy thác tiền của mình cho bên thứ 3 mà các hợp đồng thông minh sẽ thay bạn làm điều đó. 

Các thành phần của DeFi

Về bản chất thì thành phần của DeFi cũng giống như hệ sinh thái tài chính hiện có. Chúng bao gồm nhiều thành phần với các chức năng khác nhau, nhưng lại tương tác qua lại với nhau. Cụ thể, DeFi gồm những thành phần như sau:

  • Settlement layer (Layer 0)

Settlement layer chính là lớp cơ sở, cốt lõi của giao thức Defi. Lớp này bao gồm một blockchain công khai và đồng tiền điện tử của nó. Các giao dịch xảy ra trên ứng dụng DeFi thanh toán bằng tiền điện tử gốc. 

Ví dụ: Ethereum và mã thông báo gốc ether (ETH), Bitcoin và mã thông báo gốc là BTC…

cac thanh phan cua defi

  • Asset layer (Layer 1)

Asset layer (Layer 1) gồm những loại tiền mã hóa (token) được phát hành trên layer 0.

  • Protocol layer (Layer 2)

Protocol layer (Layer 2) chính là quy tắc và tiêu chuẩn được viết ra để quản lý các hoạt động trên blockchain. Tương tự như Cefi, đây sẽ là một tập hợp các nguyên tắc và quy tắc được các tổ chức đề ra và mọi người có nhiệm vụ phải tuân theo. Các tiêu chuẩn này thường được thực hiện dưới dạng một tập hợp các Smart contract và các thực thể có thể sử dụng cùng lúc.

  • Application Layer  (Layer 3):

Application Layer là nơi cư trú của các ứng dụng dành cho người tiêu dùng. Các ứng dụng này có nhiệm vụ biến những giao thức cơ bản thành các dịch vụ đơn giản để cung cấp đến người dùng. Đa phần các ứng dụng trong hệ sinh thái tiền điện tử ngày nay như dịch vụ cho vay, mua bán, trao đổi tiền điện tử đều nằm trên lớp này.

  • Aggregation Layer (Layer 4):

Aggregation layer bao gồm các trình tổng hợp có tác dụng kết nối các ứng dụng khác nhau từ lớp trước để cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn, chúng cho phép chuyển tiền liền mạch giữa các công cụ tài chính khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận. 

Đối với giao thức Cefi sẽ đòi hỏi rất nhiều thủ tục và cam kết của các bên. Nhưng nền tảng DeFi do được vận hành trên Blockchain cho phép các nhà giao dịch chuyển đổi giữa các dịch vụ khác nhau một cách nhanh chóng. 

Cho vay và đi vay, các dịch vụ ngân hàng, ví tiền điện tử là ví dụ điển hình về dịch vụ tồn tại trên lớp tổng hợp.           

Phân biệt CeFi và DeFi

DeFi được xem là mô hình tài chính đi ngược với CeFi. Nó hướng đến mục tiêu tạo ra hệ thống tài chính mới dân chủ và công bằng hơn, thông qua việc sử dụng các giao thức mở và dữ liệu minh bạch. Cụ thể:

  • Chính phủ hay ngân hàng (CeFi) sẽ được thay thế bằng Blockchain.
  • Tài sản của CeFi sẽ được thay thế bằng coin/token trong hệ sinh thái của Blockchain.

phan biet defi va cefi

Điểm khác biệt giữa CeFi và DeFi như sau:

DeFi  CeFi
Bạn sẽ giữ tiền của bạn Tiền của bạn được nắm giữ bởi các tổ chức trung gian như ngân hàng, công ty tài chính…
Bạn có thể kiểm soát tiền của mình đã đi đâu và tiêu như thế nào Bạn chỉ có thể lựa chọn tin tưởng vào các tổ chức giữ tiền của mình.
Chuyển tiền nhanh chóng Diễn ra lâu do quy trình làm thủ công
Hoạt động giao dịch là bút danh Hoạt động tài chính được kết hợp chặt chẽ với danh tính của bạn.
Mở cửa cho bất cứ ai Phải đăng ký mới được sử dụng
Hoạt động 24/7 Có quy định giờ làm việc riêng
Được xây dựng dựa trên tính minh bạch, bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra cách thức hoạt động của hệ thống. Các tổ chức tài chính được đóng sổ, bạn không thể yêu cầu kiểm tra.

Ưu – Nhược điểm của tài chính phi tập trung

Mặc dù, tài chính phi tập trung có thể khắc phục được các vấn đề của tài chính truyền thống (CeFi) nhưng nó vẫn còn nhiều điểm hạn chế, nên chưa được ưa chuộng trong thực tế. 

Để mọi người hiểu rõ hơn, sau đây Coin568 sẽ chỉ ra một số ưu và nhược điểm của tài chính phi tập trung như sau:

Ưu điểm:

  • Người dùng có thể kiểm soát tài khoản của mình, biết được tài sản sẽ đi đâu về đâu. Đặc biệt mọi hành động giao dịch sẽ không cần phải thông qua bên thứ 3.
  • Do giao dịch không cần thông qua bên trung gian nên phí giao dịch thấp hơn.
  • DeFi có tính toàn cầu do đó bạn có thể truy cập vào dịch vụ ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Hay cũng có thể truy cập từ bất kỳ mạng lưới nào.
  • Các ứng dụng DeFi được xây dựng trên Blockchain (mã nguồn mở) nên việc nâng cấp, xây dựng và phát triển ứng dụng DeFi tương đối dễ dàng.
  • Do hoạt động trên Blockchain nên bạn có thể kiểm tra giao dịch dễ dàng. Từ đó, tạo ra tính minh bạch cho giao thức Defi.

Nhược điểm:

  • Các dịch vụ của DeFi gắn liền với tiền điện tử (Crypto), nên người dùng cần phải có thời gian để tìm hiểu và nắm được cách sử dụng. Điều này khá bất tiện, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi và người không am hiểu công nghệ. Đây cũng là lý do mà DeFi chưa được người dùng chấp nhận nhiều.
  • Đầu tư vào DeFi cũng có những rủi ro nhất định, do các Dapp DeFi chính là nơi được nhiều hacker nhắm đến.
  • Tiền mã hoá hiện chưa được nhiều quốc gia chấp nhận trong đó có Việt Nam.

Một số ứng dụng của DeFi

Dựa vào tính minh bạch, không cần sự cho phép, không cần tin tưởng mà vẫn đảm bảo an toàn… DeFi đã tạo ra các dịch vụ tài chính giúp người dùng dễ dàng thanh toán, cho vay, vay và đầu tư. Ngoài ra, các lập trình viên chó thể xây dựng các ứng dụng phi tập trung để phát hành, lưu trữ và quản lý tài sản tiền mã hoá của mình.

uung dung cua defi

Sau đây là một số ứng dụng của hình thức DeFi:

  • Hoạt động vay và cho vay phi tập trung

Vay, cho vay, tiết kiệm là một phần quan trọng trong hệ sinh thái DeFi và được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. DeFi sẽ giảm thiểu thủ tục rườm rà và loại bỏ các bên trung gian. Thay vào đó, các Smart Contract sẽ thay thế ngân hàng quản lý các hoạt động vay và cho vay trên DeFi, giúp giảm thiểu rủi ro cho cả người cho vay và đi vay. 

Ngoài ra, các hoạt động vay và cho vay trên DeFi còn có chi phí giao dịch rẻ, thời gian giao dịch nhanh và luôn hoạt động 24/7. Một số nền tảng vay và cho vay phi tập trung phổ biến như: MakerDao, Aave, Compound, Liquity….

Đối với hình thức tiết kiệm, DeFi cũng hoạt động như tài chính truyền thông nhưng lãi suất mang lại cao hơn rất nhiều. Lãi suất này có thể trả hàng ngày, hàng tháng phụ thuộc từng nền tảng.

  • Stablecoin

Các loại tiền điện tử thường có biến động giá lên xuống thất thường. Nên nếu sử dụng để giao dịch như tiền mặt sẽ rất rủi ro. Chính vì thế hệ sinh thái DeFi (Dapp DeFi) cho phép tạo ra các đồng Stablecoin – giá trị của nó được gắn liền với một loại tài sản ổn định khác như: vàng, tiền Fiat hoặc một đồng tiền ảo khác. Một số đồng stablecoin phổ biến như DAI, TerraUSD…

  • Ví phi tập trung

Nhiều sàn giao dịch tiền điện tử vẫn được tính là tập trung vì nó là bên trung gian để thực hiện giao dịch. Khi này bạn sẽ biết mình đang giao dịch với một sàn giao dịch tập trung nếu bạn mua tài sản kỹ thuật số thì tiền sẽ được gửi về ví của sàn đó và họ sẽ kiểm soát tiền của bạn.

Nhưng với ví DeFi như MetaMask và Coinbase sẽ không bị giám sát. Bạn sẽ giữ tiền và chịu trách nhiệm về các khóa riêng tư để truy cập vào ví.

  • Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)

Sàn giao dịch phi tập trung (sàn Dex) được xây dựng và hoạt động một cách phi tập trung dựa trên nền tảng Blockchain, cho phép các giao dịch mua bán diễn ra ngang hàng mà không cần thông qua bất kỳ tổ chức trung gian nào. Thay vào đó, các hợp đồng thông minh (smart contract) sẽ đóng vai trò xác minh giao dịch. 

Ngày nay, các giao dịch phi tập trung ngày càng phổ biến nhờ tính minh bạch, bảo mật cao cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí. Một số sàn Dex phổ biến như: Sushiswap, Uniswap, Balancer, Bancor…

  • Thị trường dự đoán phi tập trung

Đây chính là một hình thức cá cược trên hợp đồng thông minh. Tương tự như truyền thống thì bạn cũng sẽ phải đặt cọc tài sản của mình, ở đây là tiền mã hóa, nếu thắng thì được thưởng tiền, thua thì sẽ mất sạch số tiền đã cọc.

  • Bảo hiểm phi tập trung

Hình thức bảo hiểm khi được áp dụng trong thị trường phi tập trung sẽ kéo theo chi phí rẻ hơn, thanh toán nhanh hơn và minh bạch hơn. Do việc tự động hóa nhiều hơn, phạm vi bảo hiểm có giá cả phải chăng hơn và thanh toán nhanh hơn rất nhiều. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát dữ liệu nên hoàn toàn minh bạch.

DeFi coin (coin DeFi) là gì?

Coin DeFi là các đồng coin/token của các dự án DeFi. Đồng tiền mã hóa này ra đời với mục đích khuyến khích mọi người sử dụng nền tảng DeFi, đồng thời sử dụng coin DeFi để thanh toán các khoản phí trên nền tảng Blockchain của Defi. Một số đồng coin/token DeFi phổ biến như: Terra (LUNA), Uniswap (UNI), Chainlink (LINK), Dai (DAI)…

coin defi

Các tiêu chí lựa chọn coin DeFi tiềm năng:

  • Blockchain phải có tính năng mở rộng, lưu trữ tốt, bảo mật cao.
  • Đội ngũ phát triển dự án cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá dự án. Nếu bạn thấy coin Defi nào được phát triển bởi những đội ngũ giàu kinh nghiệm, am hiểu cách thức vận hành thì có thể lựa chọn.
  • Dự án phải có tính thực tế, đáp ứng được nhu cầu của người dùng, trải nghiệm người dùng tốt.
  • Dự án đi đúng xu hướng hiện tại hoặc nếu không đúng trend thì phải phát triển và xây dựng trong phân khúc thiết yếu

Lời kết

Bài viết trên đây, Coin568 đã tổng hợp các kiến thức về tài chính phi tập trung (DeFi). Mong rằng, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ DeFi là gì, nên hay không nên đầu tư vào các dự án DeFi. Đồng thời có thể nâng cao kiến thức về lĩnh vực tiền điện tử, không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư tốt.