GRT là gì? Thông tin chi tiết về dự án The Graph (GRT)

Bởi: Hà Linh - Đăng ngày: 24/05/2022 - Cập Nhật: 06/06/2022

GRT là token của The Graph – một giao thức cho phép lập chỉ mục và truy vấn dữ liệu trên Blockchain. Nếu bạn là một nhà đầu tư đang muốn tìm hiểu tiềm năng phát triển của dự án The Graph (GRT) thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Coin568 sẽ giúp bạn hiểu rõ GRT là gì? Ứng dụng và các ưu, nhược điểm của dự án.

The Graph (GRT) là gì?

The Graph là một giao thức phi tập trung dùng để lập chỉ mục (index) và truy vấn dữ liệu từ các Blockchain, bắt đầu với Ethereum. Dự án được thành lập vào năm 2018 và chính thức khởi chạy mainnet vào tháng 12/2020. 

The Graph được ví như Google trong crypto, người dùng có thể truy vấn mọi thông tin trên Blockchian một cách dễ dàng. Cụ thể như sau:

  • The Graph xây dựng một Protocol, cho phép người dùng có thể truy cập để xây dựng và Publish các API gọi là Sub-Graph. Sub-Graph giúp việc truy cập Data từ Blockchain nhanh chóng và dễ dàng hơn.

  • The Graph sẽ lấy dữ liệu từ Network Blockchain và tổ chức lại theo cấu trúc riêng. Việc truy xuất dữ liệu được áp dụng theo phương thức GraphQL. GraphQL chính là mối liên kết giữa Data Blockchain và ứng dụng người dùng. Thông qua GraphQL, người dùng có thể gửi truy vấn đến nền tảng và xem kết quả tìm kiếm từ ứng dụng của họ.

The Graph giúp cho việc tiếp cận dữ liệu trên các Blockchain dễ dàng hơn, từ đó giúp quá trình xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApp) nhanh chóng hơn. Tính đến thời điểm hiện tại, The Graph đã hỗ trợ lập chỉ mục dữ liệu cho Ethereum, IPFS, NEAR, Polygon, … 

Người sáng lập The Graph

The Graph được sáng lập vào năm 2018 bởi những nhân vật có tên tuổi trong làng Dev Blockchain như: Yaniv Tal, Jannis Pohlmann và Brandon Ramirez.

  • Yaniv Tal – Trưởng dự án: Anh từng là kỹ sư phần mềm tại HP và MuleSoft – công ty cung cấp công cụ phát triển API. Ngoài là nhà đồng sáng lập The Graph, Yaniv Tal còn được biết đến với vị trí Founder của TapSavvy – đơn vị chuyên cung cấp công nghệ thanh toán và theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng cho các nhà hàng. Anh cũng là founder của Workflo – đơn vị cung cấp giải pháp giúp các nhà phát triển phần mềm có thể xây dựng UI nhanh hơn.

doi ngu sang lap the Graph

  • Brandon Ramirez – Trưởng nhóm nghiên cứu: Anh đã có kinh nghiệm làm quản lý và kỹ thuật cho MuleSoft, Workflo, Microsoft. Hiện, Brandon Ramirez đang giữ vị trí co-founder của The Graph và TapSavvy.
  • Jannis Pohlmann – Trưởng nhóm công nghệ: Anh đã từng làm kỹ sư phần mềm cho nhiều công ty khác nhau ở Đức và Anh. Hiện, Jannis Pohlmann đang đảm nhận vai trò CTO của dự án.

Ngoài ra, dự án còn có sự đồng hành của các cá nhân nổi trội như: Carl – Design Lead, Rodrigo – Community Lead, Arseny – Software Engineer, Ford – Software Engineer, Leo – Software Engineer.

Dự án The Graph có gì nổi bật?

Thông thường các Data lấy ra từ Blockchain rất hiếm có thể sử dụng được trực tiếp trong các ứng dụng DApp. Mà nó cần phải được phân loại, sắp xếp và xử lý lại để các DApp có thể xử lý nhanh chóng và mượt mà hơn. 

The Graph đã giải quyết được vấn đề cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng phi tập trung (DApps) trên nển tảng Web 3.0 bằng cách tạo ra một giao thức lập chỉ mục phi tập trung để thu thập dữ liệu trên Blockchain. Các DApps sẽ sử dụng GraphQL để truy vấn các API mở được (Sub-Graph) và truy xuất dữ liệu đã được lập chỉ mục trên The Graph Network.

Các thành phần trong The Graph:

Các thành phần tham gia tạo Sub-Graph và xử lý dữ liệu trên mạng lưới The Graph bao gồm: Indexer, Delegator, Curators và Developer. Mỗi thành phần sẽ có vai trò như sau:

cac thanh phan trong the graph

  • Indexer 

Indexer là những người vận hành Node trong mạng lưới The Graph. Indexers sẽ stake đồng GRT để cung cấp dịch vụ index và xử lý dữ liệu. Họ chính là người kéo dữ liệu thô từ các block trên Blockchain ra, rồi tiến hành xử lý các dữ liệu này như: phân loại, sắp xếp và index dữ liệu. Sau đó, các DApps có thể truy cập và sử dụng dữ liệu này một cách nhanh chóng. 

Trong trường hợp Indexer không đảm bảo chất lượng xử lý dữ liệu sẽ bị tịch thu một phần GRT đã stake trước đó. Ngược lại, nếu làm tốt họ sẽ nhận được phí truy vấn từ các DApps và phần thưởng cho việc index dữ liệu từ hệ thống.

  • Curator 

Nhiệm vụ của Curator là chọn ra các Sub-Graph tiềm năng mà mạng lưới The Graph cần lập chỉ mục, sau đó phát tín hiệu cho các Indexer xử lý dữ liệu. Và họ sẽ nhận được một phần phí truy vấn mà Sub-Graph đó tạo ra.

  • Delegator 

Những người sở hữu token GRT, họ muốn tham gia bảo mật mạng lưới The Graph Network, nhưng không có kiến thức chuyên môn để trở thành Indexer hay Curator. Khi đó, họ có thể uỷ quyền token GRT của mình cho các Indexer đáng tin cậy để được share phần thưởng.

  • Developer 

Developer là các nhà phát triển hoặc dự án muốn sử dụng dịch vụ truy vấn dữ liệu từ Blockchain được cung cấp bởi Indexers. Họ sẽ phải trả phí truy vấn bằng đồng GRT và phí này sẽ được chia cho Indexer, Curator, Delegator.

GRT là gì?

GRT là một token của The Graph, được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC20 trên nền tảng Ethereum. Để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu được truy vấn, những người tham gia hệ sinh thái The Graph sử dụng GRT để phân bổ tài nguyên cần thiết cho các dịch vụ lập chỉ mục và quản lý mạng. 

Thông tin chi tiết về đồng GRT

  • Ticker: GRT
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC20
  • Token type: Utility
  • Total Initial Token Supply: 10,000,000,000 GRT
GRT LA GI

GRT coin là gì?

The Graph thực hiện lạm phát thêm 3% hàng năm và thực hiện đốt khoảng 1% phí truy vấn mà người dùng trả cho hệ thống. Do đó, Maximum Token Supple được tính theo công thức: 

Maximum Token Supply = 10 tỷ + Số token phát hành mới – Số token được đốt. 

Tính đến tháng 4/2022 có khoảng 6,900,000,000 GRT (chiếm khoảng 69% tổng cung). 

Phân bổ token GRT: 

  • Community (Cộng đồng): 35%.
  • Early Team & Advisors (Đội ngũ phát triển và cố vấn): 23% .
  • Early Backers (Người ủng hộ sớm): 17%.
  • Backers (Người ủng hộ): 17%.
  • Edge & Node: 8%.

GRT coin dùng để làm gì?

Trong hệ sinh thái The Graph, đồng GRT được sử dụng cho các mục đích sau:

  • Phí truy vấn (Query Fee): Là phí người dùng trả cho Indexer, Curator và Delegator khi sử dụng dịch vụ truy vấn dữ liệu trên The Graph.
  • Dùng làm phần thưởng lạm phát mạng lưới được chia cho Indexer, Curator và Delegator dựa trên số token GRT mà họ stake.
  • Những người sở hữu GRT có thể tham gia vào hệ sinh thái The Graph với vai trò là Indexer, Curator hoặc Delegator.

Có nên đầu tư vào đồng coin GRT không?

The Graph là dự án tiên phong trong lĩnh vực truy vấn dữ liệu trên Blockchain, giúp quá trình xây dựng các Dapp nhanh chóng hơn. Để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào GRT hay không, nhà đầu tư cần nắm rõ ưu, nhược điểm của dự án này như sau:

Ưu điểm:

  • The Graph là dự án có ý tưởng thiết thực và được ứng dụng nhiều vào thực tế nên có nhiều tổ chức sử dụng.
  • Đội ngũ phát triển của The Graph hội tụ nhiều chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, từ các tổ chức và công ty lớn như Ethereum Foundation, Puppet, Redhat và Barclays PLC.
  • Dự án có sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư lớn rất nổi tiếng: Coinbase Ventures, Coinfund, DCG… 

grt coin

Nhược điểm:

  • GRT coin hiện vẫn là một đồng coin chịu nặng nề về vấn đề lạm phát. Chính vì thế, giá của GRT coin sẽ rất khó có thể tăng trưởng mạnh. Nhất là ở thời điểm hiện tại, khi thị trường tiền điện tử đang trong giai đoạn downtrend.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về dự án The Graph (GRT). Nhìn chung, The Graph đang hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc lập chỉ mục, giúp người dùng truy vấn dữ liệu trên Blockchian dễ dàng và giúp quá trình xây dựng các Dapp nhanh chóng hơn. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ GRT là gì và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.