Hard Fork là gì? Các sự kiện Hardfork nổi tiếng trong Crypto

Bởi: Đinh Văn Đàm - Đăng ngày: 23/12/2021 - Cập Nhật: 06/06/2022

Nếu đã từng tìm hiểu về Bitcoin và Ethereum bạn sẽ thấy 2 đồng tiền này đã từng xảy ra hard fork và cho ra những đồng tiền mới. Bạn tò mò không biết hard fork là gì, tại sao lại xảy ra hard fork?. Cùng Coin568 tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết dưới đây!

Hard Fork là gì?

Hard Fork có thể hiểu nôm na là “Phân tách cứng”, tạo ra một bản nâng cấp mới hoàn toàn so với bản trước đó. Bản nâng cấp này có nhiều tính năng ưu việt, hoạt động độc lập và hoàn thiện hơn rất nhiều so với các bản cũ.

hard fork la gi

Tìm hiểu Hard Fork là gì?

Sau khi quá trình Hard fork, giao thức của Blockchain sẽ chia thành hai nhánh. Một nhánh tuân theo giao thức trước đó và một nhánh tuân theo phiên bản mới. Người nắm giữ mã thông báo của chuỗi ban đầu sẽ được cấp mã thông báo của đợt phân tách mới. Thợ đào thì cần phải chọn 1 trong 2 khối để xác minh. Phần thưởng sẽ là khối đã chọn.

Bất kỳ Blockchain nào cũng có thể xảy ra hard fork, và thường được khởi xướng bởi nhà phát triển, các thành viên không hài lòng với chức năng của Blockchain hiện tại.

Ví dụ: Bitcoin đã từng xảy ra hard fork vào năm 2017 dẫn đến sự ra đời của Bitcoin Cash. Nguyên nhân là do sự bất đồng giữa các thành viên trong cách tăng giao dịch mỗi giây.

Tại sao Hard Fork lại diễn ra?

Hard fork xảy ra khá thường xuyên và đây cũng là những nâng cấp cần thiết để mạng blockchain tiếp tục phát triển. Tại sao lại như vậy thì ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do: 

  • Thêm chức năng: Để đáp ứng nhu cầu của người dùng thì mạng lưới Blockchain luôn phải cập nhật thêm các tính năng mới. Tuy nhiên, giao thức cũ lại không thể đáp ứng được cập nhật này thì việc hard fork là cần thiết.
  • Khắc phục rủi ro bảo mật: Blockchain là công nghệ mới nên còn rất nhiều lỗ hổng tạo điều kiện cho các hacker. Do đó, các nhà phát triển luôn phải tìm ra các lỗ hổng này. Để khắc phục thì việc cập nhật thêm bản mới là hết sức cần thiết.
  • Giải quyết bất đồng trong cộng đồng tiền điện tử: Khi có một vấn đề cần giải quyết sẽ có 2 ý kiến trái chiều. Một phần sẽ ủng hộ và một phần không. Khi này Blockchain cũng sẽ phân tách và các nhà phát triển cũng sẽ đi theo hướng mà họ cho là tốt nhất.  
  • Đảo ngược các giao dịch trên Blockchain: Trong một số trường hợp giao thức Blockchain bị nhiễm mã độc hay vi phạm cơ chế an toàn. Để giải quyết vấn đề này các nhà phát triển sẽ hard fork tạo ra Blockchain mới. Điển hình cho trường hợp này là sự phân tách của ETH thành ETC khi ⅓ ETH từ ví DAO bị hack.

Cách thức hoạt động của Hard Fork

cach thuc hoat dong cua hard fork

Cách thức hoạt động của Hard Fork

Blockchain của tất cả các loại tiền điện tử về cơ bản đều hoạt động theo cùng một cách thức. Tức là nếu muốn thay đổi 1 quy tắc mới thì phải thông qua sự đồng thuận của các Node hay phải đủ tiêu chuẩn để nâng cấp. Các node này có thể là thợ đào, những nhà phát triển.

Khi có sự bất đồng hay hệ thống không thể nâng cấp thêm. Nếu muốn thay đổi quy tắc thì bạn cần phải hard fork. Cả 2 Blockchain sẽ hoạt động độc lập và phát triển theo hướng mà họ tin là tốt nhất. Đối với bản mới mọi tính năng đều giống bản cũ và sẽ được thêm các quy tắc mới.

Hard fork có thể xảy ra 2 trường hợp:

  • Hard fork có kế hoạch:

Bản nâng cấp này đã có kế hoạch từ trước và có sự đồng thuận của các nhà phát triển và cộng đồng. Tuy nhiên, bản cũ lại không thể bổ sung thêm tính năng mới. Điển hình là Hard Fork của Monero khi dự án này muốn thêm tính năng giao dịch ẩn danh vòng.

  • Hard fork cạnh tranh:

Xảy ra khi có sự bất đồng giữa các thành viên trong ban dự án và cộng đồng. Ví dụ điển hình là sự phân tách Bitcoin thành Bitcoin Cash khi 1 nửa cộng đồng cho rằng tăng kích thước khối từ 1MB lên 8MB sẽ tăng tốc độ giao dịch, 1 nửa không cho rằng đó là ý kiến hay.

So sánh Hard Fork và Soft Fork

so sanh hard fork va soft fork

So sánh Hard Fork và Soft Fork

Hard Fork và Soft Fork đều chỉ sự phân tách. Tuy nhiên về bản chất thì 2 hình thức này có sự khác nhau rất nhiều. Cụ thể như sau:

Tiêu chí Hard fork Soft fork
Sau hard fork Tạo ra 2 Blockchain hoạt động song song với nhau Chỉ tạo ra 1 Blockchain nhưng được update thêm các tính năng khác so với bản cũ
Tính tương thích ngược Không. Các node cũ sau hard fork sẽ không thể xử lý khối mới Có. các node cũ có thể xử lý giao dịch và đẩy lên Blockchain
Xác nhận Yêu cầu sự đồng ý của người khai thác, nhà phát triển Yêu cầu sự đồng ý của người dùng
Quy tắc Mở rộng (ví dụ: từ 1 MB đến 2 MB) Thắt chặt (ví dụ: từ 1 MB đến 0,5 MB)
Bảo mật Cao, do đòi hỏi một lượng lớn sức mạnh tính toán Thấp, do chỉ cần sự đồng thuận của người dùng

Các sự kiện Hard Fork nổi tiếng trong Crypto

Trong thực tế, rất nhiều sự kiện hard fork của các loại coin lớn đã diễn ra. Điển hình phải kể đến như:

  • Ethereum Classic (ETC) hard fork từ Ethereum (ETH)

Đây là sự kiện nổi đình đám vào năm 2016. Khi mà quỹ The DAO bị hacker lấy cắp mất 168 triệu USD. Ngay lập tức, cộng đồng Ethereum đã bỏ phiếu và quyết định thực hiện Hard Fork. Với mục đích đảo ngược giao dịch và lấy lại tiền cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên sự kiện này cũng nhận được không ít sự phản đối trong cộng đồng. Họ cho rằng nếu làm vậy thì sẽ mất đi bản chất của Blockchain cũ. Sau sự tranh cãi này thì Ethereum Classic (ETC) ra đời.

  • Bitcoin Cash (BCH) và Bitcoin Gold (BTG) hard fork từ Bitcoin (BTC)

hard fork bitcoin

Bitcoin Hard Fork

Bitcoin là đồng tiền mã hóa lớn nhất trên thị trường hiện nay. Đồng tiền này cũng xuất hiện rất nhiều Hard fork, nhưng nổi bật nhất là Bitcoin Cash và Bitcoin Gold khi các nhà phát triển muốn nâng cấp SegWit2x để mở rộng quy mô cho Bitcoin.

SegWit2x sẽ được thực hiện qua soft fork tuy nhiên lại vấp phải nhiều ý kiến gây tranh cãi. Việc cập nhật này sẽ gây hại cho Bitcoin.

Vào ngày 1/8/2017, Bitcoin Cash chính thức xuất hiện. Bất cứ ai đang giữ đồng BTC trong ví Bitcoin có private key đều được nhận BCH miễn phí với tỷ lệ 1:1. 

Không lâu sau đó, vào ngày 25/10/2017 Bitcoin Gold cũng ra đời. Cũng như BCH thì BTG cũng được miễn phí với tỉ lệ 1:1. Tuy nhiên, loại Hard Fork này lại không may mắn như BCH khi mà xuống giá thảm hại sau khi cho lên sàn.

  • Bitcoin Cash SV (BCHSV) và Bitcoin Cash ABC (BCHABC) hard fork từ Bitcoin Cash

Vào ngày 15/11/2018, Bitcoin Cash tiếp tục tách ra thành Bitcoin Cash SV (BCHSV) và Cash ABC (BCHABC). Cash SV (BCHSV)) do một nhóm nhà phát triển cố gắng cải thiện công nghệ đằng sau. Bitcoin Cash ABC (BCHABC) do 1 nhóm nhà phát triển cố gắng tăng kích thước khối từ 32 – 128 MB. Đợt phân tách này nhận được sự ủng hộ của rất nhiều sàn lớn như: Binance, Coinbase, Bitcoin.com và Poloniex,…

Kết luận

Như vậy, với những thông tin đã cung cấp ở trên. Mong rằng khách hàng sẽ có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về Hard Fork và hiểu Hard Fork là gì. Và đừng quên theo dõi Coin568 để cập nhật các thuật ngữ mới về crypto nhé!