Mô hình chữ nhật (Rectangle Pattern) là gì? Cách giao dịch?

Bởi: Hidayat Hafied - Đăng ngày: 15/02/2022 - Cập Nhật: 09/06/2022

Mô hình chữ nhật (Rectangle) là mô hình giá báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng chính đang diễn ra trên thị trường sau một giai đoạn sideway. Mô hình này cung cấp cho trader các tín hiệu giao dịch thuận xu hướng có xác suất thành công cao. Hãy cùng Coin568 tìm hiểu chi tiết xem mô hình hình chữ nhật là gì, đặc điểm nhận dạng và cách giao dịch ra sao nhé.

Mô hình chữ nhật là gì?

Mô hình chữ nhật (Rectangle Pattern) là mô hình giá được hình thành khi giá bị “kìm hãm” giữa 2 đường kháng cự và hỗ trợ nằm song song với nhau. Khi đó giá sẽ có xu hướng bật lên và bật xuống nhiều lần quanh khu vực này, tạo thành các đỉnh và đáy của mô hình chữ nhật. Đây là mô hình cho thấy xu hướng giá hiện tại đã được củng cố hay báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng chính.

mo hinh chu nhat

Mô hình chữ nhật là gì?

Mô hình chữ nhật cho thấy cả phe mua và phe bán đều đang cố gắng áp đảo đối phương, nhưng không phe nào chiếm ưu thế hơn và không đủ sức để phá vỡ các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ. Sau khi phá vỡ đường kháng cự hoặc hỗ trợ, giá sẽ di chuyển theo hướng mà nó đã phá vỡ. Đây chính là cơ hội để các trader vào lệnh thuận xu hướng.

Mô hình chữ nhật được xem là hoàn thiện khi có ít nhất 2 đỉnh đi qua vùng kháng cự và 2 đáy đi qua đường hỗ trợ, đồng thời giá breakout khỏi đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp giá quay lại retest đường kháng cự/hỗ trợ một vài lần rồi mới tiếp tục xu hướng một cách mạnh mẽ.

>> Xem thêm: Mô hình lá cờ là gì?

Đặc điểm nhận dạng mô hình chữ nhật

Có hai loại mô hình chữ nhật phổ biến là: mô hình chữ nhật tăng và mô hình chữ nhật giảm. Mỗi mô hình sẽ có những đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:

1. Mô hình chữ nhật tăng

Mô hình chữ nhật tăng thường xuất hiện trong một xu hướng tăng (uptrend) và giai đoạn đi ngang sắp kết thúc, giá chuẩn bị tăng trở lại theo xu hướng chính.

Ở giai đoạn hình thành hình chữ nhật, 2 bên mua và bán đang giằng co liên tiếp với lực đẩy giá lên và lực kéo giá xuống khá cân sức, dẫn đến giá bị “giam” trong vùng kháng cự và hỗ trợ. Khi giá phá vỡ đường kháng cự chính là thời điểm trader có thể tìm kiếm lệnh Buy để giao dịch thuận xu hướng.

mo hinh chu nhat tang

Tuy nhiên không phải lúc nào sau điểm phá vỡ giá cũng tăng mà sẽ có trường hợp đó chỉ là phá vỡ giả, sau đó là những đợt giảm giá kéo dài. Theo nghiên cứu của Kirkpatrick C.D và Dahlquist J.R, khi mô hình chữ nhật được hình thành trong xu hướng tăng thì có 68% giá phá vỡ và tăng lên, 32% còn lại là phá vỡ và đảo chiều giảm giá.

Cho nên, để chắc chắn trader nên kết hợp với các tín hiệu từ khối lượng giao dịch, nến xanh xác nhận…

2. Mô hình chữ nhật giảm

Mô hình chữ nhật giảm thường xuất hiện trong một xu hướng giảm và giá bắt đầu chuyển sang giai đoạn đi ngang để lấy đà cho xu hướng giảm tiếp theo.

Tại thời điểm hình thành mô hình chữ nhật giảm, 2 phe mua bán liên tục giằng co nhau khốc liệt, nhưng không có phe nào giành được lợi thế hơn phe còn lại. Hành động giá không thể bứt phá ra khỏi vùng hỗ trợ và kháng cự.

mo hinh chu nhat giam

Khi giá xác nhận phá vỡ qua vùng hỗ trợ là thời điểm tìm kiếm cơ hội cơ hội Sell thuận xu hướng. Tuy nhiên, cũng như mô hình tăng luôn có xác suất phá vỡ thật và phá vỡ giả trong những mô hình này. 

Cách giao dịch với mô hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật mang đến rất nhiều cơ hội giao dịch thuận xu hướng tiềm năng cho trader. Nhưng làm thế nào để sử dụng mô hình này trong phân tích kỹ thuật trade coin? Sau đây Coin568 sẽ hướng dẫn các bước giao dịch cơ bản với mô hình Rectangle.

  • Bước 1: Xác định xu hướng chính đang diễn ra trên thị trường.
  • Bước 2: Nhận diện mô hình chữ nhật tăng hay giảm.
  • Bước 3: Chờ đợi giá phá vỡ mô hình hoặc retest xác nhận tín hiệu breakout để vào lệnh. 
  • Bước 4: Xác nhận tín hiệu từ các công cụ khác,

Với mô hình chữ nhật, sẽ có 2 chiến lược giao dịch mà trader có thể áp dụng đó là: vào lệnh ngay sau khi giá vừa bứt phá khỏi mô hình hoặc chờ đợi giá quay lại retest đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Ngoài ra, trader cũng có thể tận dụng giao dịch mua thấp bán cao với mô hình chữ nhật rộng. Chi tiết từng cách giao dịch như sau:

Cách 1: Giao dịch khi giá vừa bứt phá khỏi mô hình

Với chiến lược giao dịch này, trader sẽ:

  • Tìm kiếm lệnh Sell ngay sau giá phá vỡ đường hỗ trợ và đi xuống đối với mô hình chữ nhật giảm.
  • Tìm kiếm lệnh Buy ngay sau khi giá phá vỡ đường kháng cự và đi lên đối với mô hình chữ nhật tăng.

Những vùng đi ngang trong mô hình chính là giai đoạn tích luỹ và nghỉ chân trước khi tiếp tục xu hướng đang diễn ra. Vì vậy, trader chỉ tìm kiếm lệnh giao dịch thuận xu hướng khi xảy ra tín hiệu breakout. 

cach giao dich voi mo hinh chu nhat

Điểm vào lệnh:

  • Vào lệnh Sell cách đường hỗ trợ 1 vài pip, sau khi giá phá vỡ đường hỗ trợ và có sự xác nhận của cây nến đỏ.
  • Vào lệnh Buy cách đường kháng cự 1 vài pip, sau khi giá phá vỡ kháng cự và có sự xác nhận của cây nến xanh.

Đặt SL và TP:

  • Cắt lỗ: Đối với lệnh Sell đặt cắt lỗ trên đường kháng cự 1 vài pip. Đối với lệnh Buy, đặt stop loss bên dưới đường hỗ trợ 1 vài pip.
  • Chốt lời (take profit): cách điểm phá vỡ bằng chiều rộng hình chữ nhật.

Cách 2: Giao dịch sau khi giá phá vỡ mô hình và quay lại retest

Như chúng ta đã biết, có rất nhiều trường hợp sau khi breakout khỏi mô hình giá sẽ đảo chiều. Do đó, để phòng ngừa rủi ro khi giao dịch chúng ta nên đợi giá quay trở lại retest vùng phá vỡ là tốt nhất.

giao dich voi mo hinh chu nhat

Cách thực hiện giao dịch trong trường hợp này như sau:

  • Vào lệnh Sell khi giá breakout, sau đó quay lại retest vùng hỗ trợ đã phá vỡ.
  • Vào lệnh Buy khi giá breakout, sau đó quay lại retest vùng kháng cự đã phá vỡ.

Cắt lỗ và chốt lời được thực hiện tương tự như với cách giao dịch ngay khi giá vừa breakout khỏi mô hình chữ nhật.

Với cách giao dịch này, bạn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nếu giá quay lại retest trước khi tiếp tục xu hướng. Tuy nhiên, nếu giá không quay lại retest mà đi theo hướng phá vỡ luôn thì bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh.

Cách 3: Mua thấp bán cao với mô hình chữ nhật rộng

Ngoài 2 cách giao dịch trên, các trader có thể tận dụng mua thấp, bán cao đối với mô hình hình chữ nhật mở rộng. Chiến lược giao dịch này khá đơn giản, phù hợp với những trader thích lướt sóng và ưa mạo hiểm.

Tuy nhiên, có một số yêu cầu cần có để thực hiện chiến lược giao dịch này đó là:

  • Các đỉnh và đáy trong mô hình phải rõ ràng.
  • Biên độ dao động trong hình chữ nhật phải lớn hơn thông thường rất nhiều. Nếu biên độ dao động hẹp, trader không nên thực hiện chiến lược giao dịch này, vì lúc đó giá chuẩn bị breakout và chuyển động có hướng rõ ràng.

Cách vào lệnh mua thấp bán cao với mô hình chữ nhật rộng như sau:

  • Bạn có thể vào lệnh Sell ngay khi giá chạm vào đường kháng cự.
  • Lệnh Buy được thực hiện khi giá chạm vào đường hỗ trợ bên dưới.

mo hinh chu nhat mo rong

Như vào hình trên ta thấy sẽ có 4 điểm vào lệnh Sell và 3 điểm vào lệnh Buy khi thực hiện mua thấp bán cao với mô hình chữ nhật mở rộng.

Kết luận

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ những thông tin chi tiết về mô hình chữ nhật – một mô hình giá dự báo tiếp diễn xu hướng đang diễn ra trên thị trường. Hi vọng sẽ giúp mọi nhà giao dịch hiểu rõ, mô hình hình chữ nhật là gì và biết cách sử dụng mô hình này hiệu quả. Đừng quên kết hợp mô hình giá với các công cụ phân tích kỹ thuật khác và luôn luôn đặt SL, TP trong mọi giao dịch nhé.