NEAR coin là gì? Dự án Near Protocol có gì nổi bật?

Bởi: Hà Linh - Đăng ngày: 24/05/2022 - Cập Nhật: 21/06/2022

NEAR là đồng token gốc của nền tảng Near Protocol. Sự xuất hiện của kiến trúc “sharding” giúp Near khắc phục các hạn chế về khả năng mở rộng của các blockchain truyền thống như Ethereum và Bitcoin. Vậy cụ thể NEAR coin là gì? Và đây liệu có phải là một dự án đáng để đầu tư hay không? Mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết dưới đây!

Near Protocol (NEAR) là gì?

Near Protocol là một nền tảng blockchain layer 1 được thiết kế cho phép các coder và developer có thể dễ dàng phát triển và lưu trữ các ứng dụng phi tập trung (dApp). Mạng chạy trên cơ chế đồng thuận có Proof of Stake (PoS) có tên là Nightshade. Đây là một công nghệ sharding (kiến trúc phân mảnh) để xử lý dữ liệu hiệu quả hơn, nhờ vậy giúp Near đạt được khả năng mở rộng cao và chi phí ổn định.

near coin la gi

Tìm hiểu về Near Protocol

Dự án được xây dựng bởi tổ chức NEAR Collective, do Alex Skidanov và Illia Polosukhin đồng sáng lập vào năm 2020. Near Protocol cố gắng cạnh tranh với Ethereum và các hợp đồng thông minh khác như EOS hay Polkadot. Near Protocol tập trung vào việc tạo ra một nền tảng thân thiện với nhà phát triển và người dùng.

Để đáp ứng được sứ mệnh này, Near đã kết hợp nhiều tính năng như tên tài khoản có thể đọc được thay vì tên tài khoản được lưu theo địa chỉ ví mã hoá, hay người dùng có thể tương tác với dApp và hợp đồng thông minh (smart contract) mà không cần yêu cần ví.

NEAR coin là gì?

NEAR là mã thông báo gốc của Near Protocol. NEAR được sử dụng để thanh toán phí giao dịch, chạy các nút trình xác thực và tham gia quản lý giao thức.

  • Tên: NEAR.
  • Ticker: NEAR.
  • Blockchain: NEAR Protocol.
  • Tiêu chuẩn: NEP-141, ERC-20.
  • Tổng nguồn cung: 1.000.000.000 NEAR.
  • Số lượng token đang lưu hành tại thời điểm viết bài (05/2022): 6782.965.885 NEAR.

Near Protocol đã ra mắt mạng chính thức vào ngày 22/04/2020 với 1 tỷ token NEAR được tạo ra tại khối genesis. Mỗi năm nguồn cung sẽ tăng lên 5% với mục đích hỗ trợ mạng lưới. Trong tổng số token NEAR lạm phát mỗi năm đó thì 90% sẽ dành cho nhà xác thực và 10% được chuyển cho kho bạc của giao thức.

1 tỷ đồng coin NEAR được chia theo tỷ lệ như sau:

  • Backers: 17.6%.
  • Community Grants, Program,…: 17%.
  • Core Contributors:14.5%.
  • Early Ecosystem: 13.3%.
  • Operation Grants: 11.5%.
  • Community Sale: 10%.
  • Foundation Endowment: 10%.
  • Small Backers: 6.1%.
phan phoi near token

Phân bổ Token NEAR

Người sáng lập Near Protocol

Alex Skindanov và Illia Polosukhin chính là “cha đẻ” của dự án Near Protocol.

  • Alex Skindanov: Ông đã từng làm việc tại các tập đoàn lớn như MemSQL và Microsoft.
  • Illia Polosukhin: Ông là người có nhiều đóng góp lớn cho nền tảng máy học mã nguồn mở đầu cuối TensorFlow và Google Search.

Song hành với đó là sự hỗ trợ đắc lực của đội ngũ phát triển dự án dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình và tiếp thị – vận hành. Hiện, nhóm đã phát triển hơn 50 người. Trong đó có nhiều tên tuổi đã đoạt được huy chương vàng và lọt vào vòng Chung kết Cuộc thi Lập trình Quốc tế (ICPC).

Lộ trình phát triển của NEAR

  • Tháng 8/2018: Dự án đã bắt đầu khởi động với tầm nhìn cung cấp cho các nhà phát triển một phương tiện giúp việc xây dựng và mở rộng quy mô sử dụng dApp trở nên dễ dàng hơn.
  • Tháng 7/2019: Dự án huy động được 12,1 triệu đô la từ quỹ đầu tư mạo hiểm Metastable Capital và công ty liên doanh Constlice, Coinbase Ventures, Ripple’s Xpring, Pantera Capital.
  • Tháng 4/2020: Giai đoạn 1 của Stealth Mainnet hoàn thành.
  • Tháng 5/2020: Dự án hoàn thành vòng đầu tư 21,6 triệu đô la. NEAR đã cho ra mắt Mainnet. Đây cũng là lúc dự án chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh của nền tảng blockchain “thế hệ thứ 2” – Ethereum.
  • Tháng 7/2020: Thực hiện tích hợp liên kết chuỗi.
  • Tháng 10/2020: Hoàn thành giai đoạn 2 của kế hoạch. Cụ thể, hoạt động cộng đồng và chuyển token đã được kích hoạt.
  • Tháng 2/2021: The Graph thông báo họ đang hợp tác với NEAR. Điều đó đồng nghĩa với việc, các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng trên NEAR bằng cách sử dụng công nghệ The Graph.
  • Tháng 3/2021: Tích hợp Band Protocol.
  • Tháng 4/2021: Ra mắt Rainbow Bridge – cầu nối giữa NEAR và Ethereum. Cũng trong giai đoạn này, Ref Finance được cho ra mắt.
  • Tháng 5/2021: Aurora EVM ra mắt.
  • Tháng 7/2021: Hợp tác ICON và tích hợp BTP, mở ra quyền truy cập vào hệ sinh thái Polkadot và các nền tảng được kết nối khác.

Hiện, hệ sinh thái của NEAR đang dần hoàn thiện các mảnh ghép cần thiết như: Stablecoins, AMM DEX, Oracle, Lending & Borrowing, IDO Platform và NFT Marketplace. Song song đó, dự án cũng đang tìm cách tiếp cận với nhiều doanh nghiệp để mở khoá những mô hình kinh doanh mới. Điển hình như: Gaming, DeFi, Open Finance… 

Theo chia sẻ của đội ngũ dự án, lộ trình phát triển của NEAR trong thời gian tới sẽ tập trung phần lớn vào trải nghiệm của người dùng. Nền tảng sẽ tăng cường chỉnh sửa và cải tiến nhằm mục đích hướng đến một mạng lưới dễ sử dụng và thân thiện hơn đối với các developer, end-user và validator.

Cập nhật các tin tức đáng chú ý về roadmap của NEAR trong quý 1/2022:

  • NEAR đã cho ra mắt nền tảng NEAR University – nền tảng cho phép người dùng có thể tìm hiểu, kiếm tiền, kết nối với những người dùng khác trong cộng đồng NEAR Protocol.
  • NEAR Protocol đã phát hành phiên bản mới của NEARcore 1.25.0 trên Mainnet.

Dự án NEAR coin có gì nổi bật?

Từ giai đoạn cuối năm 2021, Near Protocol liên tục gây ấn tượng mạnh mẽ với thị trường. Giữa vô vàn các nền tảng blockchain, dự án nổi trội hơn cả nhờ các đặc tính ưu việt sau:

1. Áp dụng công nghệ Sharding, mở rộng quy mô lớn

Sharding đề cập đến việc cho phép chia nhỏ các tác vụ xử lý giao dịch thành nhiều phần khác nhau. Sau đó, mỗi trình xác thực (validator) sẽ cùng tham gia song song xử lý một phần nhỏ giao dịch của mạng.

nightshade near protocol

Về lý thuyết, Nightshade có thể cho phép Near xử lý hàng triệu giao dịch mỗi giây mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của mạng lưới. Tùy thuộc vào điều kiện mạng, nó sẽ tự động phân chia và hợp nhất các phân đoạn dựa trên lưu lượng mạng và việc sử dụng tài nguyên. Khi đó, mạng lưới vừa đạt được tốc độ xử lý giao dịch nhanh mà phí giao dịch luôn được duy trì ở mức rẻ. 

2. Nền tảng thân thiện với nhà phát triển và người dùng

Mức độ thân thiện của nền tảng được đánh giá cao thông qua các yếu tố như:

  • Hiệu quả về chi phí: Near là một trong số các dự án có phí giao dịch thấp, chỉ 0.002 USD. Bên cạnh đó, các nhà phát triển được trả 30% phí dựa trên giá trị của hợp đồng mà họ tạo ra.
  • Tốc độ giao dịch cực gần như tức thì: Tốc độ xử lý giao dịch của NEAR do đội ngũ phát triển công bố “bỏ xa” phần lớn các nền tảng hiện nay trên thị trường. Cụ thể, chỉ với 1 giây, NEAR có thể xử lý 100.000 giao dịch/giây. 
  • Ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tạo ứng dụng trên nền tảng đều là các ngôn ngữ phổ biến, quen thuộc. Điển hình như Rust và Assembly Script, giúp các nhà phát triển viết mã an toàn, dễ dàng hơn.
  • Thân thiện: Tên tài khoản có thể đọc được. Cách đặt tên tuân theo một mẫu nhất định là DNS.

3. Khả năng tương tác giữa các chuỗi tốt

Near hoạt động cùng với Ethereum, Polkadot, Cosmos… cho phép lưu chuyển tài sản và giao tiếp giữa các mạng với nhau, thông qua: 

  • Rainbow Bridge là một ứng dụng trên Near cho phép người dùng chuyển các mã thông báo ERC20, stablecoin, NFT liền mạnh và dễ dàng giữa Ethereum và Near. Điều này cho phép các nhà phát triển và người dùng tận dụng được lợi thế của thông lượng cao hơn và phí thấp hơn trên Near Protocol.
Rainbow Bridge near

Ứng dụng Rainbow Bridge trên Near

  • Aurora là một giải pháp Layer2 trên Near Protocol. Nó được thiết kế nhằm mục đích giúp các nhà phát triển mở rộng ứng dụng của họ từ trên nền tảng Ethereum sang Near Protocol mà không cần viết lại Dapp hoặc học cách làm việc với các công cụ phát triển mới.

4. Blockchain thân thiện với môi trường

Nền tảng Near Protocol được phát triển dựa trên thuật toán PoS (Proof of Stake). Cơ chế này ít tốn năng lượng và chi phí hơn nhưng lại có độ bảo mật cao hơn PoW (Proof of Work). 

Cụ thể, thay vì sử dụng máy móc cồng kềnh và tiêu tốn nhiều năng lượng thì trình xác thực hoạt động trên blockchain PoS chỉ cần sở hữu NEAR token và một máy tính có cấu hình ổn là có thể tham gia vào quá trình xác minh giao dịch và thêm khối mới vào blockchain. Công nghệ này ngầm thúc đẩy sự tham gia vào việc duy trì hệ thống của cộng đồng người dùng. Từ đó tăng tính mở rộng của nền tảng mà lại rất tiết kiệm năng lượng. 

Vào năm 2021, Near là blockchain đầu tiên được vinh danh là “Blockchain trung hoà với khí hậu”. 

Mạng Near Protocol được bảo mật như nào?

Near Protocol sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Stake (PoS) được gọi là Nightshade để bảo mật mạng. 

Near Protocol sử dụng cơ chế bầu cử được gọi là Thresholded Proof of Stake (TPoS) để chọn ra validator tham gia tạo khối. Cơ chế TPoS tương tự như một cuộc đấu giá, trong đó một nhóm lớn các validator cho biết họ đã stake một lượng token NEAR nhất định thông qua một giao dịch đã ký.

Sau đó, TPoS sẽ xác định ngưỡng tối thiểu để trở thành trình xác thực trong mỗi khung thời gian nhất định (thường là khoảng 12 giờ). Những người đã stake trên ngưỡng đó sẽ có cơ hội được chọn làm trình xác thực. Tỷ lệ được chọn tỷ lệ thuận với số tiền họ đã stake.

TPoS near protocol

Ví dụ về TPoS

Ứng dụng của NEAR coin

Trong mạng lưới Near Protocol, NEAR coin được ứng dụng để:

  • Thanh toán các chi phí của những hoạt động diễn ra trên nền tảng như: Giao dịch rút – nạp – chuyển, lưu trữ – xử lý dữ liệu, staking để chạy nút xác thực… 
  • Tham gia đề xuất và biểu quyết các kế hoạch quản trị – phát triển của nền tảng nhằm mục đích xác định cách phân bổ tài nguyên mạng và Roadmap trong tương lai.

Ưu – Nhược điểm của đồng NEAR

NEAR coin đang là đồng coin nền tảng rất được kỳ vọng. Tuy nhiên, đây có thật sự là một cơ hội đầu tư đáng để tin tưởng và mạo hiểm hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu đang có ý định đầu tư đồng coin này, bạn đọc nên dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hơn về các lợi thế và hạn chế của dự án ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.

Dưới đây là một số ưu – nhược điểm của dự án Near Protocol:

Ưu điểm

  • Đội ngũ chuyên môn hội tụ toàn những tên tuổi vô cùng nổi tiếng trong giới lập trình, công nghệ, blockchain.
  • Near Protocol nhận được nhiều sự ủng hộ từ các quỹ đầu tư uy tín và các dự án lớn như: Coinbase Ventures, Arrington XRP Capital, Blockchage, Fabric Ventures, Chainlink… 
  • Mạng lưới ngày càng xuất hiện nhiều ứng dụng mới. Cụ thể, vào giai đoạn cuối năm 2021, nền tảng chỉ có vỏn vẹn trên dưới 20 ứng dụng nhưng sang quý 2/2022, con số này đã đạt mốc hàng trăm. Điều đó cho thấy, tiềm năng mở rộng và phát triển của nền tảng trong tương lai là rất khả thi.

uu diem cua near coin

Nhược điểm

  • Giá trị của đồng NEAR bị ảnh hưởng nhiều bởi giá Bitcoin.
  • Chiến lược tiếp thị, truyền thông chưa thật sự mạnh mẽ nên không có quá nhiều người biết đến dự án.
  • Mạng lưới vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện.

Kết luận

Có thể nói, Near Protocol đang sở hữu profile rất ấn tượng. Dự án được hậu thuẫn bởi hàng loạt các quỹ đầu tư lớn và đội ngũ phát triển dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain. Chưa kể, việc áp dụng cơ chế đồng thuận NightShade, kiến trúc phân mảnh Sharding mới lạ còn được kỳ vọng sẽ là “tấm đệm” vững chãi giúp dự án bật xa trong tương lai.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Coin568, bạn đọc đã nắm rõ được các thông tin NEAR coin là gì cũng như có cái nhìn rõ nét hơn về dự án Near Protocol. Chúc bạn sớm đưa ra được các quyết định đầu tư đúng đắn trong tương lai!