Phân tích cơ bản là gì? Cách PTCB trong thị trường crypto

Bởi: Hidayat Hafied - Đăng ngày: 25/01/2022 - Cập Nhật: 18/05/2022

Phân tích cơ bản (FA) và phân tích kỹ thuật là 2 trường phái phân tích thị trường crypto phổ biến hiện nay. Nếu như PTKT chủ yếu dựa vào các công cụ chỉ báo, biểu đồ giá, mô hình nến để xác định điểm vào lệnh thì PTCB sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá tiềm năng sinh lời của tài sản. Vậy chính xác, phân tích cơ bản là gì? Công cụ sử dụng để phân tích cơ bản crypto gồm những gì? Hãy cùng Coin568 tìm hiểu nhé!

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis hay FA) chính là việc nhà đầu tư xác định “giá trị nội tại” của một tài sản thông qua xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài. Giá trị này không phải lúc nào cũng được phản ánh trong giá thị trường. 

Phương pháp phân tích này dựa trên ý tưởng, thị trường có thể định giá thấp hơn hoặc cao hơn giá trị thực của một tài sản. Tuy nhiên, theo thời gian thị trường sẽ điều chỉnh và phản ánh đúng giá trị thực của tài sản đó.

Dựa vào PTCB, các nhà đầu tư có thể xác định được tiềm năng tăng trưởng của tài sản đó trong tương lai. Từ đó, đưa ra quyết định nên hay không nên đầu tư vào tài sản đó hoặc đưa ra chiến lược thoát vị thế hợp lý nhất.

phan tich co ban la gi

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản lần đầu được Benjamin Graham sử dụng trong các giao dịch của mình vào năm 1928. Sau đó, năm 1934 ông đã giới thiệu cách phân tích này trong cuốn sách “Security Analysis”. Đây là cuốn sách đặt nền móng cho trường phái FA và ngày nay nó đang được áp dụng trên nhiều thị trường khác nhau.

Đối với thị trường Crypto, nhà đầu tư cũng sẽ đánh giá các thông tin cơ bản về dự án tiền mã hóa. Từ đó sẽ xác định xem đồng tiền đó có tiềm năng phát triển hay không. Hoặc cũng có thể dựa vào các thông tin kinh tế, chính trị, … để đánh giá những biến động đột ngột.

Đặc điểm của phân tích cơ bản

Nếu như phương pháp phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào dữ liệu giao dịch và các chỉ báo kỹ thuật, thì phân tích cơ bản lại có cách phân tích hoàn toàn khác. Đây cũng chính là những đặc điểm riêng của PTCB. Cụ thể đó là những đặc điểm sau:

  • Thông tin nghiên cứu vĩ mô hơn

PTKT chỉ giới hạn trong biểu đồ giá, còn PTCB đã mở rộng sang những thông tin có phần vĩ mô hơn như: kinh tế, tin tức chính trị, người nổi tiếng, thông tin dự án, đối thủ trên trong cùng phân khúc…. 

  • Sử dụng các dữ liệu “nội tại” để đánh giá

Đôi khi những giá trị hiện hữu đang được “thổi phồng” hoặc thấp hơn những gì vốn có của nó. Nếu sử dụng giá thị trường, nhà đầu tư sẽ rất khó đánh giá khách quan. Do đó, khi phân tích cơ bản nhà đầu tư nên xem xét giá trị nội tại dựa vào các dữ liệu nội bộ như: Whitepaper, ICO, đội ngũ phát triển, tính ứng dụng của dự án… để có cái nhìn khách quan hơn.

So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là 2 trường phái hoàn toàn khác biệt. Sau đây để giúp mọi người dễ dàng phân biệt, chúng tôi sẽ so sánh 2 phương pháp phân tích này thông qua bảng sau:

Đặc điểm Phân tích cơ bản (FA) Phân tích kỹ thuật (TA)
Định nghĩa FA mở rộng phân tích toàn diện từ thông tin nội bộ của dự án đến những yếu tố kinh tế, chính trị, tài chính ảnh hưởng đến dự án. TA dựa vào dữ liệu giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán biến động giá trong tương lai.
Mục đích Xác định giá trị ” thực” của tài sản để đưa ra quyết định đầu tư đúng nhất. Xác định diễn biến giá để thực hiện các hành động mua thấp bán cao.
Nguồn dữ liệu Báo cáo kinh tế, sự kiện tin tức, thống kê của ngành. Dựa vào diễn biến giá trên biểu đồ.
Đối tượng đầu tư Những nhà đầu tư dài hạn Giao dịch ngắn hạn, trung hạn
 Công cụ  Tin tức, sự kiện… Chỉ báo, mô hình giá, mô hình nến,…
Tín hiệu gia nhập thị trường Mua khi tài sản được định giá thấp hơn giá trị thực. Bán hoặc không tham gia nếu tài sản bị thổi phồng, được định giá cao hơn giá trị thực Khi các công cụ cho tín hiệu mua bán tiềm năng.

Ưu – Nhược điểm của phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản dù có tầm nhìn vĩ mô hơn nhưng nó cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Sau đây là một số ưu, nhược điểm của phương pháp phân tích FA.

Ưu điểm:

  • Cung cấp cái nhìn sâu sắc về thị trường: Do PTCB sử dụng nguồn thông tin rộng lớn từ kinh tế, chính trị, đối thủ, nội bộ dự án… nên trader sẽ có cái nhìn sâu sắc rõ ràng hơn. Từ đó, sẽ xác định được đâu là dự án tiềm năng để tham gia hay rút khỏi dự án.
  • Có thể giải thích được những biến động bất thường: Thị trường luôn biến động bất thường. Có thể vài giây trước giá đang tăng đều nhưng vài giây sau giá lại quay đầu giảm phi mã. Khi này phân tích cơ bản sẽ phát huy tác dụng khi có thể tìm ra nguyên nhân của những biến động này. Đó có thể là một cú giật sau một sự kiện hoặc tin tức chấn động được công bố.
  • Có cái nhìn dài hạn:  Phân tích kỹ thuật chỉ dự đoán được biến động giá trong thời gian ngắn. Nhưng đối với phân tích cơ bản sẽ đi sâu vào dự án, từ đó sẽ đánh giá được tiềm năng của nó để đầu tư dài hạn.
  • Nguồn thông tin lớn: Các thông tin kinh tế, chính trị, các chỉ số luôn được cập nhật trên các phương tiện truyền thông, lịch kinh tế, báo cáo tài chính. Hoặc thông tin về dự án cũng sẽ được công số trên website của nên không khó để nhà đầu tư có thể tiếp cận và đánh giá. 

uu nhuoc diem cua ptcb

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian: Lượng thông tin quá lớn khiến nhà đầu tư không thể “tiêu hóa” hết một lúc mà phải dành nhiều thời gian nghiên cứu. So với phân tích kỹ thuật chỉ cần dựa vào đồ thị giá thì phân tích cơ bản sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
  • Khó xác định thời điểm tham gia thị trường: Phân tích cơ bản chỉ cho cái nhìn toàn cảnh chứ không thể cung cấp thời điểm cụ thể để bạn vào hay thoát lệnh.
  • Mang tính chất cá nhân: Mỗi cá nhân sẽ có cách nhìn nhận với các thông tin khác nhau. Từ đó, cách đánh giá tiềm năng của một dự án. Tất cả đều phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, cách nhìn nhận của mỗi người.
  • Dễ mắc bẫy cá mập: Phần lớn PTCB dựa vào báo cáo, dữ liệu, thông tin được công khai. Trong khi những thông tin này có thể làm giả bởi các cá mập hoặc người phát triển dự án. Nếu không tỉnh táo tìm nguồn thông tin sẽ khiến trader đi sai hướng.

Các yếu tố quan trọng khi phân tích cơ bản

Mục tiêu chính của phân tích cơ bản trong crypto là đánh giá tiềm năng phát triển của dự án trong tương lai và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Dưới đây là ba nhóm yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần chú ý khi phân tích cơ bản.

1. Nhóm dữ liệu Blockchain 

Các đồng coin/token được phát triển dựa trên nền tảng Blockchian. Do đó, khi xem xét giá trị nội tại của một đồng tiền mã hoá, nhà đầu tư cần đánh giá Blockchain đầu tiên. Cụ thể nhà đầu tư cần phải xét đến các yếu tố như:

  • Tỷ lệ băm (The hashrate)

Tỷ lệ băm phản ánh tốc độ người dùng có thể khai thác một khối trên Blockchian và mức độ bảo mật của tài sản. Đây là yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần xem xét, bởi thông qua tỷ lệ băm nhà đầu tư có thể đánh giá được độ khỏe yếu cũng như mức độ bảo mật của đồng tiền mã hóa đó. 

– Tỷ lệ băm cao: Điều này chứng tỏ blockchain đó được bảo mật tốt nên sẽ khó lòng bị hack. Bên cạnh đó còn cho thấy mức độ tiềm năng của đồng coin/token đó.

– Tỷ lệ băm bị nới lỏng: Cho thấy đồng coin/token đó độ bảo mật không cao, dễ bị hack nên cần phải cân nhắc nếu muốn đầu tư.

Bitcoin và ETH là hai đồng coin có có tỷ lệ băm cao nên giúp Blockchain của 2 đồng tiền mã hóa này tránh khỏi việc bị kẻ xấu tấn công và kiểm soát 51%.

yeu to blockchain

  • Số tiền Stake, lãi suất

Dựa vào số tiền Stake, lãi suất bạn có thể đánh giá được mức độ quan tâm của người dùng đối với dự án nào đó. Tức là nếu một đồng tiền mã hóa tiềm năng được quan tâm nhiều thì nhiều người đặt cược tiền, cũng vì thế mà an ninh mạng cũng sẽ tốt hơn. Nếu một dự án không được đánh giá cao đồng nghĩa lượng tiền stake cũng sẽ ít, bạn nên cân nhắc khi đầu tư.

  • Giá trị của đồng coin/token

Giá trị của đồng tiền mã hóa theo thời gian cũng là yếu tố quyết định giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định nên hay không nên đầu tư vào một dự án. Nếu một đồng tiền mã hóa có giá trị tăng theo thời gian, kèm theo đó là khối lượng giao dịch tăng, vốn hóa thị trường lớn chứng tỏ đây là dự án tiền năng, đáng đầu tư.

  • Phí giao dịch

Đối với thị trường tiền mã hoá, các khoản phí được trả có thể cho chúng ta biết về nhu cầu của người dùng đối với đồng tiền này. Theo thời gian khoản phí này phải tăng lên theo độ khó của phép toán xác minh để giữ chân thợ đào. Bởi khi phần thưởng khối giảm một nửa, nếu phí không tăng thì không có thợ đào nào gắn bó. Điều này sẽ ảnh hưởng đến an ninh khối.

  • Trạng thái và địa chỉ hoạt động

Thông qua trạng thái và số địa chỉ hoạt động trong một thời gian khác nhau bạn sẽ đánh giá được mức độ quan tâm của cộng đồng đối với đồng tiền mã hóa. Ngoài ra, khi so sánh địa chỉ hoạt động với mức độ biến động giá trên biểu đồ nhà đầu tư sẽ nhận định được biến đổi đó là bình thường hay bất bình thường. Từ đó sẽ tránh được bẫy của “cá mập, cá voi”.

trang thai va dia chi hoat dong

Biểu đồ địa chỉ hoạt động của Bitcoin

  • Số lượng giao dịch

Đây cũng là một thước đo tốt về hoạt động của mạng. Theo đó, nếu thấy số lượng giao dịch lớn thì dự án đó cũng đang được cộng đồng mạng quan tâm. Tuy nhiên, số lượng giao dịch này có thể là chỉ có một bên chuyển tiền giữa các ví để tăng số lượng hoạt động trên chuỗi nên cũng cần thận trọng.

2. Nhóm dữ liệu của dự án 

Những yếu tố dữ liệu quan trọng của dự án như sách trắng, lộ trình, nhóm phát triển sẽ đánh giá được đồng tiền mã hóa đó có tiềm năng hay không. Cụ thể:

Phân tích nền tảng

Thông tin nền tảng của dự án nhà giao dịch dễ dàng tìm thấy trên trang web của coin/token đó. Một số thông tin trader đặc biệt cần quan tâm để đánh giá như sau:

  • Danh sách thành viên sáng lập (core team). Mọi thông tin cần chi tiết rõ ràng và có thể xác thực được nguồn tin. Những dự án mà thông tin nhà phát triển bị ẩn danh hoặc sơ sài thường thiếu tính tin cậy dù cho đội marketing chuyên nghiệp.
  • Nghiên cứu những thành tích đã và đang đạt được đặc biệt là thành tựu gần đây.
  • Lộ trình trong quá khứ phải được ghi chép chi tiết cẩn thận rõ ràng. 
  • Thông tin về người cố vấn hay những người ủng hộ cùng cần nghiên cứu và xác thực.

Sách trắng (Whitepaper)

Whitepaper là tài liệu kỹ thuật tóm lược lại mục đích cũng như cách vận hành dự án. Bộ tài liệu này bao gồm một số thông tin quan trọng như sau:

  • Công nghệ Blockchain sử dụng
  • Các tính năng hiện có và tính năng được nâng cấp đã có kế hoạch.
  • Lịch trình phân phối token và thông tin bán token chi tiết qua từng vòng
  • Thông tin của thành viên trong dự án

Dựa vào những thông tin quan trọng này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về dự án tiền mã hóa. Từ đó sẽ đánh giá được dự án này có tiềm năng, đáng để đầu tư hay không.

nhom du lieu du an

Lộ trình (Road Map)

Đây cũng là thông tin quan trọng, nhà đầu tư có thể tìm thấy trên website của dự án. Tất cả các đồng tiền mã hoá đều có lộ trình phát triển từ lúc thử nghiệm, dựa vào Roadmap nhà đầu tư có thể đánh giá tiến độ và những gì dự án đã đạt được.

Nhóm phát triển

Đồng tiền mã hóa nào cũng có người sáng lập và đội ngũ phát triển dự án. Khi xem xét bạn cần đánh giá nhóm phát triển đó có kinh nghiệm trong ngành, kiến thức chuyên môn tốt hay có tham gia các dự án đáng ngờ, lừa đảo hay không. Thông tin về nhóm, đội ngũ phát triển sẽ được công khai trên website của dự án, GitHub nên bạn hoàn toàn có thể tra cứu các thông tin.

Đối thủ

Một tài sản có thể có các chỉ số tiềm năng nhưng khi so sánh với các đồng tiền mã hóa khác cùng mục tiêu mà yếu thế hơn thì khả năng bị thay thế là rất cao. Do đó, khi phân tích bạn không nên chỉ nghiên cứu mình một dự án mà cần phải xem xét những đối thủ có cùng cơ sở hạ tầng.

Cộng đồng

Một dự án có tiến xa hay không thì cộng đồng người dùng phải thực sự hùng hậu và mạnh mẽ. Thông qua số người follow, tương tác trên các social channel cũng cung cấp thông tin về đồng coin/token đó. Hơn thế nữa, đồng coin/token được cộng động lớn quan tâm cho thấy tiềm năng tăng trưởng vẫn còn rất mạnh mẽ trong tương lai. 

Cung cầu

Thuyết cung cầu cũng ảnh hưởng đến giá cả của token trên thị trường. Nếu cầu cao hơn cung thì giá của đồng tiền mã hóa đó cũng sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến số lượng coin/token được mua với lượng lớn ở các vòng  seed sale, private sale trước khi tiến hành đợt bán rộng rãi ra công chúng (public sale)

Vì khi giá thị trường sát mức cơ sở những nhà đầu tư lớn vẫn chưa bán coin mà vẫn hold chứng tỏ họ đang kỳ vọng tăng giá nên dự án đó còn khá tiềm năng. 

3. Nhóm yếu tố tài chính 

Bằng việc đánh giá các thông tin liên quan đến tài chính như: điều kiện giao dịch, tính thanh khoản hay các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng trên thị trường giúp nhà đầu tư lên kế hoạch phân tích và tìm kiếm các giao dịch tiềm năng.

  • Vốn hóa thị trường

Market Cap =  Giá hiện tại  * Tổng nguồn cung coin trên thị trường. 

Thông qua giá trị vốn hóa thị trường với tổng nguồn cung sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn cơ bản về đồng coin đó. Tuy nhiên, hiện nay còn rất nhiều đồng coin/token chưa xác định được tổng cung cho nên khi dựa vào yếu tố vốn hóa đánh giá không khách quan. Cho nên, tốt nhất nhà đầu tư nên kết hợp cùng các yếu tố khác.

  • Tính thanh khoản và khối lượng giao dịch 

Tính thanh khoản của đồng coin/token cao thể hiện qua việc dễ dàng mua bán tài sản đó. Nếu một tài sản thanh khoản cao chứng tỏ giá cả trên thị trường khá ổn định.  

Bên cạnh đó, thông tin về khối lượng giao dịch sẽ giúp xác định thanh khoản. Những thông tin về khối lượng giao dịch bạn hoàn toàn có thể tìm thấy trên các trang thống kê giá coin/token.

  • Cơ chế cung cấp

Tổng cung tối đa phát cũng sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra lựa chọn đúng đắn. Chẳng hạn nếu một nhóm phát triển giới hạn lượng cung tối đa sẽ hạn chế được sự lạm phát và khả năng đồng coin đó sẽ còn tăng giá.

4. Các yếu tố và công cụ khác

  • Chính trị, kinh tế

Khi các tin tức về kinh tế, chính trị được đưa ra cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến giá trị của tài sản. Chẳng hạn, như thời điểm tháng 12/2021 Fed (Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ) có đưa thông tin về lãi suất khiến cho coin token lao đầu giảm.

nhom chi so tai chinh

  • Cộng đồng

Để một dự án có thể vươn xa thì phải có cộng đồng người dùng mạnh mẽ. Để đánh giá bạn có thể tham khảo mức độ hoạt động trên các nền tảng xã hội như  Twitter, Facebook, Reddit,…

  • Công cụ phân tích

Charting tools like TradingView, news aggregators, portfolio rebalancing, and block explorers …đều giúp nhà đầu tư có được thêm nhiều thông tin để đánh giá một dự án. 

Ví dụ chỉ bằng vài dòng Twitter của Elon Musk đã tạo nên trào lưu mới như đồng Shiba hay meme. Vì thế, phân tích hành vi người dùng sẽ cho thấy mức độ cam kết với dự án.

 

Hướng dẫn phân tích cơ bản trong crypto

Có hai cách để trader sử dụng phân tích cơ bản đó là phân tích từ trên xuống và phân tích từ dưới lên.

  • Phân tích từ trên xuống: Từ thị trường chung => Ngành => Dự án.
  • Phân tích từ dưới lên: Từ dự án => Phân tích nhóm ngành => Phân tích thị trường chung.

1. Phân tích từ trên xuống

Bước 1: Xác tính khả thi của dự án 

Nhà đầu tư cần trả lời hai câu hỏi để đánh giá dự án ngoài thị trường chung như sau:

Dự án có thực sự là những gì thị trường đang cần?

  • Đầu tiên bạn cần phải xác định dự án đó nằm trong nhóm ngành nghề nào. Nếu một dự án có thể cung cấp các giải pháp trong thế giới thực sẽ được đánh giá cao. 
  • Tiếp theo cần phải xem xét dự án đó đang nằm trong hệ sinh thái nào. Bởi một dự án  có tốt đến mấy nhưng hệ sinh thái không phát triển thì cũng khó đi lên. Nhưng nếu một dự án bình thường nhưng lại được fork từ dự án lớn thì khả năng phát triển là rất cao.

Tiềm năng phát triển dự án ngoài thị trường như thế nào?

Bitcoin là đồng tiền mã hóa đầu tiên và được so sánh như vàng. Đồng tiền mã hóa này cũng được lựa chọn làm hàng rào bảo vệ lạm phát. Cho nên BTC sẽ có tiềm năng rất lớn.

Để đánh giá một dự án về game Defi thì nhà đầu tư cần nhìn chung vào thị trường và ngạch game xem hiện tại xu hướng như thế nào? Nếu đang rất sôi động thì việc đưa thêm một dự án mới sẽ nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và ngược lại.

Bước 2: Phân tích dự án 

Trong phần này trader cần đánh giá kỹ các nhóm dữ liệu on-chainnhóm dữ liệu của dự án như đã đề cập ở trên để nghiên cứu chi tiết các thông tin. 

2. Phân tích từ dưới lên

Phân tích từ dưới lên có phương thức triển khai ngược lại phân tích từ trên xuống. Thay vì đi từ cái nhìn rộng từ thị trường đến chi tiết dự án, nhà đầu tư sẽ nhìn nhận chi tiết dự án sau đó so sánh với dự án cùng lĩnh vực và toàn bộ thị trường. 

Bước 1: Phân tích dự án

Sử dụng nhóm dữ liệu On-chain và dữ liệu dự án để hiểu bản chất của dự án. Dự án triển khai về chủ đề gì? Nhà sáng lập có kinh nghiệm uy tín không? Nền tảng và hệ sinh thái đang sử dụng là gì?…

Bước 2: Phân tích các yếu tố bên ngoài

Từ những thông tin có sẵn từ dự án nhà giao dịch tiếp tục thực hiện so sánh với những dự án khác và lĩnh vực đó trên thị trường có thực sự tiềm năng và ứng dụng được trong thực tế hay không. Một dự án thực sự tồn tại không chỉ nhờ đội ngũ phát triển và thông tin dự án uy tín mà còn phụ thuộc và giá trị cũng như lợi ích dự án đó đem lại cho cộng đồng.

Kết luận 

Bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin chi tiết về phương pháp phân tích cơ bản trong thị trường crypto. Hi vọng có thể giúp nhà đầu tư hiểu rõ phân tích cơ bản là gì, ưu – nhược điểm cũng như cách thực hiện PTCB. Từ đó, áp dụng thành công vào phân tích thị trường tiền mã hoá và lựa chọn cho mình những dự án coin/token tiềm năng.