Pullback là gì? Chiến lược giao dịch Pullback tốt nhất

Bởi: Hidayat Hafied - Đăng ngày: 29/12/2021 - Cập Nhật: 07/06/2022

Pullback là giai đoạn giá tạm thời đi ngược xu hướng chính trong một khoảng thời gian ngắn, có thể là tăng hoặc giảm. Dựa vào hành động này, trader có thể nắm bắt tâm lý thị trường và tìm điểm vào lệnh hợp lý. Vậy cụ thể Pullback là gì? Làm thế nào để nhận biết Pull Back? Chiến lược giao dịch với Pullback như thế nào? Tất cả sẽ được Coin568 giải đáp ngay sau đây.

Pullback là gì?

Pullback là giai đoạn giá điều chỉnh tạm thời di chuyển ngược với xu hướng chính đã được thiết lập trước đó, sau đó quay trở lại tiếp tục đi theo xu hướng cũ. Thời gian diễn ra Pullback có thể ngắn hoặc dài tuỳ theo độ dài của xu hướng hiện tại.

pullback la gi

Pullback là gì?

Pullback có 2 loại: Pullback trong xu hướng tăng và Pullback trong xu hướng giảm. Cụ thể:

  • Trong xu hướng tăng, giá sẽ tiếp tục tăng dần nhưng sẽ có lúc giá buộc phải giảm xuống, sau đó mới tăng trở lại và vượt qua đỉnh trước nó. Lúc này, Pullback bị giới hạn bởi đường uptrend.
  • Trong xu hướng giảm, giá sẽ tiếp tục giảm nhưng sẽ có lúc nó tăng trở lại, sau đó mới tiếp tục đi xuống tạo các đáy thấp hơn. Pullback lúc này bị giới hạn bởi đường Downtrend.

Pullback xuất hiện khi nào?

Pullback thường xuất hiện ở vùng quá bán hoặc quá mua. Nguyên nhân là do các nhà giao dịch thực hiện chốt lời hoặc thay đổi nhận định về thị trường, dẫn đến điều chỉnh giá tạm thời. Sau khi giai đoạn này kết thúc, giá sẽ quay lại và tiếp tục đi theo xu hướng chính. 

Có thể xem Pull Back chính là giai đoạn tạm nghỉ của một xu hướng, để lấy đà tiếp tục tăng hoặc giảm theo xu hướng thị trường. Thời gian diễn ra Pullback sẽ phụ thuộc vào độ dài của xu hướng hiện tại. Bạn có thể xác định thông qua các chỉ báo kỹ thuật như: chỉ báo RSI, MACD,…

Cách nhận biết Pull Back:

Để nhận biết Pullback, đầu tiên bạn phải xác định được xu hướng hiện tại của thị trường. Pullback chính là những đoạn giá di chuyển ngược xu hướng chính.

Pullback xuat hien khi nao

Cách nhận biết Pull Back

Điểm khác biệt giữa Pullback và xu hướng đảo chiều

Thực thế, Pullback và Reversal (đảo chiều) rất dễ nhầm lẫn với nhau, vì thế trader cần phân biệt rõ hai khái niệm này để tránh đưa ra quyết định sai lầm. Pullback là giai đoạn giá tạm thời di chuyển ngược với xu hướng chính, trong khi Reversal là thay đổi hẳn chiều xu hướng của thị trường.

Điểm khác biệt giữa Pullback và xu hướng đảo chiều như sau:

Tiêu chí Pullback – Điều chỉnh giá Reversal – Đảo chiều
Xu hướng Thay đổi xu hướng tạm thời, sau đó sẽ quay lại xu hướng cũ.  Tạo ra xu hướng mới, ngược chiều với xu hướng cũ.
Thời điểm xuất hiện Sau một đợt tăng/giảm mạnh, giá sẽ có xu hướng điều chỉnh để tạm nghỉ Sau giai đoạn tích lũy hoặc sideway, giá sẽ break out khỏi ngưỡng kháng cự hỗ trợ và đảo chiều.
Thời gian kéo dài Trong ngắn hạn, tạm thời Trong dài hạn
Trong xu hướng tăng Xuất hiện tình trạng quá mua và giá cần điều chỉnh lại Xu hướng tăng đang suy yếu, bên mua không đủ sức đẩy giá lên cao.
Trong xu hướng giảm Xuất hiện tình trạng quá ngưỡng bán và giá cần tạm thời bình ổn lại Xu hướng giảm đang có dấu hiệu suy yếu, bên bán không đủ sức để kéo giá xuống thấp.
Mẫu nến tín hiệu Ít mẫu nến tín hiệu, thể hiện qua các chỉ báo quá mua quá bán, RSI, MACD… Xuất hiện nhiều mô hình nến đảo chiều.

Ưu – Nhược điểm khi giao dịch với Pull back

Mặc dù, Pullback có thể khiến nhà đầu tư nhầm lẫn với tín hiệu đảo chiều, dẫn đến thua lỗ. Tuy nhiên, sự điều chỉnh giá này vẫn có những ưu, nhược điểm riêng. Nếu biết cách tận dụng, trader vẫn có thể kiếm được lợi nhuận từ Pullback.

Ưu điểm:

  • Mua thấp bán cao để kiếm lời

Khi Pullback xuất hiện, các nhà đầu tư có thể tận dụng phương thức mua thấp bán cao để kiếm lời. Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng, khi Pullback xuất hiện trader có thể vào lệnh mua. Ngược lại khi Pullback xuất hiện trong xu hướng giảm, trader có thể vào lệnh bán. Điều này có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu tối đa rủi ro khi vào lệnh và tăng xác suất thắng cao hơn.

  • Tìm điểm cắt lỗ, chốt lời

Pullback còn giúp trader nhận biết đâu là điểm dừng để thực hiện cắt lỗ. Khi Pullback điều chỉnh quá sâu và có nguy cơ bị đảo chiều, thì chính là lúc trader nên đóng lệnh để tránh thất thoát. Ngoài ra, nhờ có pullback nhà đầu tư có thể tối ưu lợi nhuận với tỷ lệ R:R là 1:2 hoặc 1:3.

  • Nhiều cơ hội giao dịch

Đối với những trader giao dịch theo phong cách lướt sóng có thể vào lệnh tại mỗi đợt giá hồi về. Còn những trader dài hạn có thể vào được nhiều lệnh để có lợi nhuận gộp khi kết thúc xu hướng.

Nhược điểm:

  • Khiến tâm lý trader giao động

Sau mỗi cú giá hồi về có thể khiến lợi nhuận của trader bị giảm tạm thời dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng.

  • Dễ nhầm lẫn với đảo chiều

Mặc dù Pullback và đảo chiều có nhiều điểm khác biệt rõ rệt như phân tích ở trên, nhưng nhiều trader mới thường nhầm lẫn. Từ đó dẫn đến kịch bản giao dịch không đi theo những gì họ dự đoán.

  • Trader dễ bỏ lỡ cơ hội

Đôi khi trong một số trường hợp thị trường biến động nhanh mạnh, không hồi về mà di chuyển mạnh mẽ theo xu hướng chính. Việc cứng nhắc chờ đợi giá Pullback để vào lệnh sẽ khiến trader bỏ lỡ nhiều cơ hội.

Các công cụ dùng để phân tích Pullback

Pullback mang đến cho trader rất nhiều cơ hội giao dịch và gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, trader nên cẩn thận theo dõi hành động giá để phân tích các đợt Pullback chính xác. Sau đây Coin568 sẽ cung cấp một số công cụ hữu ích dùng để phân tích Pullback:

1. Fibonacci thoái lui

Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui) là công cụ đơn giản giúp trader xác định Pullback. Các mức Fibonacci quan trọng mà bạn cần lưu ý là: 38.2%, 50% và 61.8%. Khi Pullback xuất hiện, trader chỉ cần vẽ đường Fibonacci Retracement và chờ đợi giá cắt 3 mức giá trị trên để giao dịch.

Nếu xu hướng chính diễn ra càng mạnh thì cú hồi Pullback sẽ ngắn chỉ đạt 38.2% thay vì 50% hay 61.8%. Nếu xu hướng chính di chuyển không quá mạnh mẽ thì mức hồi Pullback có thể chạm tới 61.8%.

cach phan tich pullback

Ví dụ: đồng BTC/USD tăng mạnh mẽ từ 37,000 – 48,000. Xuất hiện của hồi Pullback trùng mới mức Fibonacci Retracement 38.2% tại mức giá 43,000 – 44,0000 USD, sau đó giá tiếp tục đi lên.

2. Đường xu hướng (Trendline)

Trendline cũng là công cụ phổ biến để xác định xu hướng và giao dịch khi có Pullback. Sau khi kết thúc đợt điều chỉnh, giá sẽ chạm vào đường trendline sau đó bật trở lại để tiếp tục di chuyển theo xu hướng chính. Đây chính là cơ hội giao dịch cho các nhà đầu tư.

phan tich Pullback bang trendline

3. Đường trung bình động (MA)

Đường trung bình động MA là công cụ được rất nhiều trader sử dụng trong phân tích kỹ thuật đặc biệt là giao dịch với Pullback. Theo đó, trader có thể sử dụng đường EMA200 như một đường trendline động để xác định Pullback.

xac dinh Pullback bang duong ma

  • Trong một xu hướng tăng mạnh, đường EMA200 đóng vai trò như một đường Uptrend. Khi giá chạm tới đường này sẽ bật trở lại và di chuyển theo xu hướng chính của thị trường.
  • Trong xu hướng giảm, EMA200 giống như một đường Downtrend, khi giá chạm vào đường này sẽ bật ngược trở lại.

Chiến lược giao dịch Pull back hiệu quả

Pullback mang đến nhiều cơ hội kiếm lợi nhuận cho trader nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu trader không có một kế hoạch giao dịch chi tiết. Sau đây là những bước cơ bản để có một chiến lược giao dịch Pullback hiệu quả:

  • Bước 1: Xác định xu hướng hiện tại

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong giao dịch. Theo đó, trader cần phân tích đa khung thời gian, sử dụng các công cụ chỉ bảo để xác nhận xu hướng đang diễn ra là tăng, giảm hay đi ngang, đồng thời đo lường sức mạnh của xu hướng.

  • Bước 2: Xác định điểm Pullback hồi về

Để giao dịch Pullback, trader nên chọn những giai đoạn thị trường có xu hướng tăng/giảm rõ ràng. Nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng các công cụ Fibonacci Retracement, Trendline, đường MA để dự đoán điểm giá hồi về. Đây sẽ là những điểm đặt lệnh tiềm năng.

chien luoc giao dich pullback

  • Bước 3: Chờ nến tín hiệu và vào lệnh.

Giá di chuyển vào vùng mục tiêu 38.2-61.8% hay tiến gần tới đường trendline, EMA200 sẽ là cơ hội để đặt lệnh. Trader cần chờ nến tín hiệu báo hiệu đợt Pullback đã kết thúc và tiếp tục xu hướng cũ để vào lệnh thuận theo xu hướng. Cách đặt lệnh như sau:

– Điểm vào lệnh: Khi giá hồi về các mức 38.2-61.8% (Fibonacci) hoặc điều chỉnh cắt trendline hoặc EMA200.

– Điểm cắt lỗ: Bên dưới điểm vào lệnh 5-20pips với xu hướng tăng và bên trên với xu hướng giảm.

– Điểm chốt lời: Cao hơn đỉnh đáy cũ đã hình thành hoặc sử dụng Fibonacci extension 100%-168% và đảm bảo tỷ lệ Risk: Reward >1:2.

Ví dụ minh hoạ:

Để hiểu hơn về cách giao dịch này mới bạn tham khảo ví dụ khi giao dịch với cặp ETH/USDT dưới đây:

#1: Phân tích xu hướng

 Khung thời gian giao dịch là H1 cho thấy xu hướng chính đang tăng, Tiếp theo kiểm tra các khung thời gian cao hơn như: H4, D1, W1 cho thấy xu hướng tăng đang diễn ra và chưa xuất hiện dấu hiệu suy yếu.

#2: Sử dụng công cụ phân tích Pullback

Sử dụng Fibonacci Retracement xác định mức hồi về của Pullback. Từ điểm giá cao nhất 4,460.62 và điểm thấp nhất 3,88.37 kéo Fibonacci retracement sẽ ra vùng giá tiềm năng khả năng hồi về là 38.2% – 50% tại vùng giá 4,170.38 – 4,241.57.

#3: Thực hiện vào lệnh 

  • Điểm vào lệnh:Theo dõi hành động giá, trader sẽ lựa chọn điểm vào lệnh khi giá chạm những vùng tiềm năng 4,170.38 – 4,241.57.
  •  Điểm cắt lỗ: Bên dưới vùng Fibonacci retracement tại vùng giá 4,121.00
  •  Điểm chốt lời:  Bên trên đỉnh cũ 4,460.62 hoặc Fibonacci Extension 78.6%-100%.

Kết luận

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ về một trong các thuật ngữ trong trade coin phổ biến đó là: Pullback là gì, cách nhận biết cũng như gợi ý các công cụ phân tích và chiến lược giao dịch Pullback hiệu quả. Hi vọng thông qua bài viết này trader sẽ có thêm nhiều kiến thức và tự tin giao dịch khi gặp Pull back. Chúc các bạn thành công!