Binance

Số lượng: ETH, BTC, LTC + 15 Coin khác

Tài khoản tối thiểu: 10$

Phí giao dịch: 0.001% - 0.1%

Năm thành lập: 2017

Thành lập tại: Malta

Đánh Giá:

Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới. Không chỉ có sản phẩm đa dạng, khối lượng giao dịch lớn mà tại sàn Binance các trader có thể dễ dàng mua bán coin/token bằng VND, đặc biệt với phí giao dịch thấp, tính bảo mật cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Vậy cụ thể, sàn Binance là gì? Sàn Binance có uy tín không? Có nên giao dịch tại Binance hay không? Nếu bạn có cùng thắc mắc trên thì hãy cùng Coin568 tìm hiểu về sàn giao dịch Binance qua bài viết dưới đây nhé.

Binance là gì?

Binance là sàn giao dịch tiền điện tử toàn cầu được thành lập vào tháng 7/2017 bởi Changpeng Zhao (CZ) – người Canada gốc Trung Quốc. Ông được xem là người có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng tiền điện tử. Trước đó, Changpeng Zhao đã từng là thành viên của đội phát triển Blockchain.info và là CTO (giám đốc công nghệ) của OKCoin. Hiện tại ông là CEO và nhà sáng lập Binance.

san giao dich binance

Changpeng Zhao – Người sáng lập sàn Binance

Binance được thành lập tại Thượng Hải nhưng do một số vấn đề pháp lý nên hiện tại trụ sở chính của sàn được chuyển về Malta – một đảo quốc Nam Âu. 

Sau 4 năm hoạt động, Binance đã trở thành sàn giao dịch lớn nhất thế giới, giữ vị trí số 1 về tổng khối lượng giao dịch theo thống kê của Coinmarketcap. Hệ thống khớp lệnh của Binance có khả năng xử lý 1,4 triệu lệnh giao dịch mỗi giây. Đặc biệt, Binance còn có một hệ sinh lớn rộng lớn trên toàn cầu. 

Tại Binance các bạn có thể mua bán, trao đổi 740 cặp tiền mã hoá và tiền pháp định, bao gồm Bitcoin, Ethereum, BNB… Ngoài ra, sàn còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: Giao dịch Hợp đồng thông minh, saving, staking…

>> Xem thêm: Đánh giá sàn Kraken

Sàn Binance có uy tín không?

Để đánh giá sàn Binance có uy tín hay không, Coin568 sẽ dựa trên các tiêu chí đánh giá sau đây:

1. Giấy phép hoạt động của Binance

Binance đã khẳng định sự uy tín của mình khi lấy được giấy phép của các cơ quan tài chính uy tín trên thế giới. Cụ thể:

  • Binance.UK được Cơ quan Quản lý Tài chính Anh Quốc (FCA) cấp phép, cho phép người dùng tại Vương Quốc Anh và Châu Âu có thể mua bán tiền điện tử bằng bảng Anh (GBP) và Euro (EUR) trên sàn Binance. 
  • Binance đảm bảo tuân thủ pháp luật địa phương và các quy định pháp lý KYC, AML (phòng chống rửa tiền) tại các quốc gia mà sàn hoạt động.

Tuy nhiên, sàn Binance cũng dính phải một số rắc rối như: bị Bộ Tư pháp và Sở Thuế vụ Hoa Kỳ điều ra về hoạt động rửa tiền và vi phạm thuế hay FCA đã dừng tất cả các hoạt động của Binance tại Vương Quốc Anh vào tháng 6/2021. Nhưng Binance khẳng định những thông tin này sẽ không ảnh hưởng đến các dịch vụ được cung cấp trên sàn Binance.com.

Tại Việt Nam, sàn giao dịch Binance chưa được cấp phép hoạt động, nhưng đến thời điểm hiện tại cũng chưa có văn bản pháp luật nào cấm Binance hoạt động nên các bạn có thể yên tâm giao dịch.

2. Chính sách bảo mật

Thị trường tiền ảo tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, cho nên Binance luôn đặt sự an toàn của người dùng lên hàng đầu và xem đó là tôn chỉ cho tất cả các hoạt động của mình. Do đó để tăng cường bảo mật, Binance đã áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ tài khoản của khách hàng sau khi đăng ký tài khoản Binance thành công.

  • Bảo mật 2 lớp (2FA): Binance yêu cầu người dùng phải nhập mã xác thực 2 yếu tố (SMS và Google Authenticator) khi đăng nhập tài khoản hay thực hiện bất kỳ giao dịch nào.
  • Mật mã hóa PGP: Đây là một phần mềm mã hóa được thiết kế để đảm bảo tính riêng tư, bảo mật và xác thực cho các hệ thống truyền thông trực tuyến.
  • Sử dụng API để bảo vệ tài khoản.

Bên cạnh đó, Binance cũng đầu tư vào những công nghệ mới nhất để bảo vệ nền tảng giao dịch. Trong đó có các giải pháp AI dùng để nhận dạng danh tính và khuôn mặt, giải pháp phân tích big data để theo dõi các hoạt động trên sàn nhằm phát hiện những giao dịch đáng ngờ… Đồng thời, sàn cũng sở hữu một đội ngũ chuyên gia quản lý rủi ro và dữ liệu hàng đầu thế giới.

3. Quỹ bảo hiểm khách hàng

Để bảo vệ tiền của khách hàng, Binance đã tạo ra Qũy tài sản an toàn cho người dùng “SAFU” vào ngày 3/7/2018. Theo đó, Binance sẽ phân bổ 10% phí giao dịch nhận được vào quỹ SAFU để bảo vệ người dùng trong những trường hợp nghiêm trọng. Qũy này sẽ được lưu trữ trong một ví lạnh riêng biệt.

4. Binance phát hành coin riêng

Binance phát hành mã coin riêng là BNB vào năm 2017 và hiện tại đang đứng top 4 trên bảng xếp hạng coinmarketcap. BNB được sử dụng để thanh toán các khoản phí giao dịch trên sàn Binance và dùng trong các chương trình mở bán token trên Binance Launchpad.

san giao dich binance

5. Khối lượng giao dịch & tính thanh khoản

Thanh khoản cũng là yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên giao dịch tại sàn đó hay không. Theo đó, để đánh giá thanh khoản tại Binance chúng ta cần căn cứ vào 3 yếu tố đó là: khối lượng giao dịch, chiều sâu của sổ lệnh và độ chênh lệch giữa giá bán và giá mua.

Đối với khối lượng giao dịch thì Binance là sàn có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường hiện nay với con số ấn tượng là 2 tỷ đô la. Đặc biệt Binance Futures cung cấp thanh khoản sổ lệnh hàng đầu thị trường, cho phép người dùng giao dịch mà không lo bị trượt giá.

Hệ sinh thái Binance

Ngoài việc là sàn giao dịch tiền điện tử uy tín hàng đấu thế giới, Binance còn sở hữu một hệ sinh thái đa dạng, nhằm mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất. Cụ thể, các dịch vụ trong hệ sinh thái của Binance bao gồm:

  • Binance Exchange

Đây là sàn giao dịch tiền mã hoá và blockchain có khối lượng mua bán lớn nhất thế giới, mang đến trải nghiệm giao dịch an toàn, nhanh chóng. Các nhà đầu tư có thể mua bán tiền điện tử thông qua P2P hoặc thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ.

  • Binance Dex

Binance Dex là sàn giao dịch phi tập trung của Binance, được phát triển trên Binance Chain – hệ thống Blockchain được nghiên cứu, phát triển bởi Binance và cộng đồng. Binance Dex cho phép người dùng giao dịch các loại tài sản được niêm yết trên đó một cách nhanh chóng và an toàn hơn. Đặc biệt, người dùng có toàn quyền kiểm soát mã khóa riêng của mình và có thể giao dịch trực tiếp từ Trust Wallet.

he sinh thai binance

  • Binance Launchpad

Đây là nền tảng token độc quyền của Binance, chuyên hỗ trợ các dự án startup blockchain kêu gọi vốn đầu tư để phát triển sản phẩm và tăng khả năng tiếp cận của dự án đến người dùng. Binance sẽ hỗ trợ các dự án tiếp cận cộng đồng một cách mạnh mẽ nhất, thông qua hơn 10 triệu người dùng trong hệ sinh thái của Binance.

  • Binance Labs

Binance Labs là quỹ đầu tư được thành lập với mục đích ươm mầm, đầu tư và cấp vốn cho các dự án Blockchain tiềm năng trong ngành. Qua đó thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái blockchain, gia tăng khả năng ứng dụng của tiền điện tử trên toàn cầu và hỗ trợ các web phi tập trung.

  • Binance Cloud

Binance Cloud cho phép khách hàng và đối tác xây dựng một sàn giao dịch tiền điện tử của riêng mình, dựa trên công nghệ, cơ chế bảo mật và thanh khoản vượt trội của Binance. Binance Cloud sẽ cung cấp các cơ sở hạ tầng giao dịch cho người dùng từ cơ chế khớp lệnh, quy trình kiểm soát rủi ro, hệ thống bảo mật dữ liệu, cho đến độ sâu thị trường và tính thanh khoản…

  • Binance Charity

Binance Charity là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi Binance vào năm 2019, với mục đích xóa đói giảm nghèo, chống lại sự bất bình đẳng và bảo vệ sức khỏe con người trên toàn thế giới. Qũy hoạt động dựa trên sự đóng góp minh bạch từ cộng đồng thông qua công nghệ blockchain. 

  • Binance Pool

Binance Pool là một nền tảng khai thác tiền mã hóa dành riêng cho thợ đào và các nhà đầu tư khai thác tiền mã hoá toàn cầu, nhằm giúp họ gia tăng thu nhập hiệu quả. Binance Pool hỗ trợ cả cơ chế đào tiền proof-of-work (PoW) và proof-of-stake (PoS), cung cấp mức phí thấp nhất thị trường để tối đa lợi nhuận và mang lại nhiều quyền lợi hơn cho thợ đào.

  • Ví Trust Wallet

Trust Wallet là ví lưu trữ tiền điện tử phi tập trung của Binance. Đây là loại ví tiền điện tử an toàn và đáng tin cậy nhất, được nhiều khách hàng lựa chọn. Một số tính năng nổi bật của ví Trust Wallet có thể kể đến như:

– Hỗ trợ nhiều đồng coin/token khác nhau, cho phép mua bán tiền điện tử bằng thẻ ngân hàng.

– Người dùng có toàn quyền kiểm soát tiền của mình và có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi.

–  An toàn, dễ sử dụng, hỗ trợ trao đổi ngay lập tức…

vi Trust Wallet

Ngoài ra, trong hệ sinh thái Binance còn rất nhiều dịch vụ khác như: Binance Academy – cung cấp tài liệu giáo dịch về Blockchain và Crypto, Binance Research – cung cấp phân tích, báo cáo cấp doanh nghiệp hay Binance Pay – các tiện ích thanh toán bằng tiền điện tử….

Các sản phẩm – dịch vụ của Binance

Một trong những ưu điểm giúp Binance thu hút đông đảo người dùng trên thế giới chính là danh mục sản phẩm đa dạng. Cụ thể, sàn giao dịch Binance đang cung cấp các dịch vụ sau:

1. Mua, bán, chuyển đổi crypto

Tại Binance, các bạn có thể giao dịch mua bán hơn 740 cặp tiền mã hóa và tiền pháp định, bao gồm: Bitcoin, Ethereum, BNB… Đặc biệt, Binance Spot hỗ trợ giao dịch bằng VNĐ thông qua các phương thức sau:

  • Giao dịch P2P
  • Thẻ tín dụng/ghi nợ (Visa/Mastercard)
  • Thanh toán qua bên thứ 3 (Simplex.com)

Trong đó, P2P (giao dịch ngang hàng) hay còn gọi là giao dịch C2C (giữa khách hàng với khách hàng) là phổ biến nhất. Trong giao dịch P2P, người dùng sẽ trực tiếp giao dịch với nhau bằng fiat. Binance chỉ cung cấp nền tảng để khách hàng thực hiện các yêu cầu mua bán của mình. Đồng thời đảm bảo các giao dịch diễn ra một cách suôn sẻ nhờ dịch vụ ký quỹ tài sản kỹ thuật số trực tuyến.

cac san pham cua binance

Sàn giao dịch P2P không chỉ có chi phí giao dịch thấp, mà bạn còn có thể tự do mua bán tiền điện tử với mức giá mong muốn thông qua 150 phương thức thanh toán khác nhau, bao gồm chuyển khoản ngân hàng, tiền mặt, ví điện tử, Zalopay, Viettelpay…

Ngoài mua bán crypto, Binance còn hỗ trợ khách hàng chuyển đổi giữa các đồng tiền điện tử với nhau. Theo đó, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi crypto mà không cần lo lắng về sổ lệnh hay phí giao dịch.

2. Giao dịch Margin

Margin là phương thức giao dịch tài sản bằng cách sử dụng các khoản quỹ do bên thứ 3 cung cấp. Giao dịch Margin cho phép nhà đầu tư tiếp cận số vốn lớn hơn, từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn trên các giao dịch thành công. Đồng thời đa dạng hóa danh mục đầu tư, vì các trader có thể mở nhiều vị thế với số vốn tương đối nhỏ. Tuy nhiên, phương thức giao dịch này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nên cần phải cân nhắc thật kỹ.

Đối với giao dịch Margin, Binance hiện đang cung cấp đòn bẩy lến tới 10x. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong hai hình thức giao dịch ký quỹ Isolated Margin hoặc Cross Margin.

3. Giao dịch OTC

Cổng giao dịch OTC của Binance hỗ trợ các giao dịch khối lượng lớn với mức giá tốt hơn so với mua bán trực tiếp trên sàn. Khối lượng giao dịch càng lớn, giá sẽ càng có lợi hơn cho người dùng. Thông qua OTC, người dùng có thể yêu cầu báo giá (RFQ) 24/7. Khi nhận được mức giá mong muốn, người dùng có thể tiến hành xác nhận giao dịch và tiền sẽ được chuyển vào tài khoản Binance một cách nhanh chóng.

Hiện tại, cổng giao dịch OTC của Binance đang hỗ trợ 70 đồng coin và token khác nhau, dự kiến sẽ tăng thêm trong thời gian tới. Hơn nữa, quá trình thanh toán thường chỉ mất vài phút, không có bên thứ 3, không cần phải tạo ví mới, và không cần phải chờ xác nhận blockchain. 

4. Hợp đồng tương lai (Futures)

Futures (hợp đồng tương lai) trên Binance là loại giao dịch mà bạn có thể kiếm lợi nhuận từ các biến động giá ngắn hạn. Nếu như giao dịch Spot, bạn chỉ có thể kiếm lợi nhuận khi giá tăng thì với Futures bạn vẫn có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình dù thị trường đi lên hay đi xuống.

dich vu cua binance

Tại Binance Futures, các nhà đầu tư có thể lựa chọn 2 hình thức giao dịch hợp đồng tương lai đó là:

  • Hợp đồng tương lai có kỳ hạn (theo quý)
  • Hợp đồng tương lai vĩnh cữu (không có ngày đáo hạn)

Giao dịch hợp đồng tương lai tiền mã hoá trên Binance sẽ có những ưu điểm sau:

  • Cung cấp các loại hợp đồng tương lai tiền mã hóa đa dạng, bao gồm: Hợp đồng tương lai USDⓈ-M (ký quỹ bằng USDT hoặc BUSD) và Hợp đồng tương lai COIN-M (ký quỹ bằng coin).
  • Cơ chế khớp lệnh hàng đầu thị trường, có thể xử lý 100.000 lệnh mỗi giây, độ trễ tối thiểu chỉ là 5 mili giây.
  • Binance Futures cung cấp thanh khoản sâu, cho phép người dùng giao dịch mà không lo bị trượt giá.
  • Nền tảng giao dịch đơn giản, dễ thao tác, phù hợp với cả nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm và mới bắt đầu.
  • Chi phí giao dịch thấp nhất, hỗ trợ đòn bẩy lên đến 125x, tính bảo mật cao…

Ngoài giao dịch Futures, Binance còn cung cấp các dịch vụ sau:

  • Giao dịch quyền chọn

Binance Options là giao dịch quyền chọn kiểu Mỹ, cho phép các nhà giao dịch thực hiện các quyền của họ bất cứ lúc nào trước khi đáo hạn (5 phút, 10 phút, 30 phút, 1 giờ, 4 giờ, 8 giờ và một ngày). Binance Options có 2 loại quyền chọn cơ bản là Buy Call và Buy Put. Hiện tại, Binance chỉ hỗ trợ giao dịch quyền chọn trên ứng dụng di động.

  • Token đòn bẩy

Token đòn bẩy của Binance là tài sản có thể giao dịch trên thị trường spot, cho phép sử dụng đòn bẩy để gia tăng lợi nhuận mà không lo bị thanh lý.

Ví dụ: Cặp token đòn bẩy của Binance là BTCUP và BTCDOWN. BTCUP cho phép bạn tạo lợi nhuận đòn bẩy khi giá Bitcoin tăng lên. Ngược lại, BTCDOWN cho phép bạn tạo lợi nhuận đòn bẩy khi giá Bitcoin giảm xuống.

5. Dịch vụ tài chính của Binance

Không chỉ là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, Binance còn cung cấp rất nhiều dịch vụ tài chính giúp gia tăng thu nhập từ chính tài sản tiền điện tử mà bạn đang nắm giữ. Một số dịch vụ tài chính nổi bật như:

  • Savings

Binance Savings cho phép bạn gửi tiền mã hóa nhàn rỗi và nhận tiền lãi. Binance hiện đang hỗ trợ các loại tiền điện tử sau: BNB, USDT, BUSD và các đồng DeFi…

Các bạn có thể lựa chọn các hình thức Saving sau:

– Tiết kiệm linh hoạt: Bạn có thể rút tài sản bất cứ lúc nào

– Tiết kiệm cố định: Yêu cầu gửi tài sản trong một khoảng thời gian cố định, bạn chỉ có thể rút tiền về khi đến hạn. Tuy nhiên, mức lãi suất sẽ cao hơn tiết kiệm linh hoạt.

binance Earn

  • Staking cố định

Stacking cố định là quá trình khóa tài sản kỹ thuật số trên Blockchain Proof of Stake trong một thời gian nhất định để nhận thưởng. Binance hỗ trợ khách hàng Stacking 68 đồng coin khác nhau, với tỷ lệ phần trăm lợi suất ước tính hàng năm (APY) lên tới 33.52%, thời gian Stacking linh hoạt (15 ngày, 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày).

  • Staking DeFi

Staking DeFi trên Binance cho phép người dùng tham gia vào các dự án DeFi (dự án tài chính phi tập trung) và kiếm lợi nhuận trên đó một cách đơn giản và an toàn nhất. Hơn nữa, phí DeFi Staking rất thấp nên người dùng có thể kiếm được mức lợi nhuận cao hơn.

Binance luôn cố gắng lựa chọn các dự án DeFi tốt nhất để giới thiệu cho người dùng và giám sát hệ thống DeFi trong thời gian thực khi hệ thống đang hoạt động để giảm thiểu rủi ro cho người dùng. Tuy nhiên, sàn sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ mất mát nào nếu hợp đồng trên chuỗi bị tấn công trong lúc đang DeFi Staking.

  • Cho vay tiền mã hóa:

Binance Loans cho phép người dùng vay tiền mã hóa để thực hiện các giao dịch Spot/Margin/Hợp đồng tương lai/Stacking…. Các bạn có thể vay BTC, ETH, BNB, BUSD, USDT và lựa chọn thế chấp bằng BTC, ETH, BNB và BUSD. Tiền lãi được tính dựa trên số giờ đã vay và bạn hoàn toàn có thể trả nợ bất cứ lúc nào.

6. Token (EFT, Token chứng khoán, NFT)

Hiện tại, Binance hỗ trợ 3 loại token đó là EFT, token chứng khoán và NFT. Một loại token này sẽ có những đặc điểm riêng mà người dùng cần nắm được như sau:

  • EFT: Người dùng có thể giao dịch quỹ đầu tư bằng tiền mã hóa
  • Token chứng khoán: Người dùng có thể giao dịch cổ phiếu bằng tiền mã hóa tại Binance. Tuy nhiên, theo thông báo thì sau ngày 14/10/2021 thì Binance.com sẽ không hỗ trợ token chứng khoán nữa.
  • NFT: Nhà đầu tư có thể mua bán trao đổi các loại token NFT được tạo ta từ những nghệ sĩ, nhà sáng tạo và người đam mê tiền ảo.

Phí giao dịch sàn Binance

Binance được đánh giá là sàn giao dịch có mức phí thấp nhất trên thị trường, từ 0.1% đến 0.001%. Ngoài ra, bạn còn có thể giảm phí giao dịch khi sử dụng BNB. Cụ thể, mức phí giao dịch tại sàn Binance như sau:

1. Phí giao dịch spot

Phí giao dịch spot trên sàn Binance đang áp dụng cho cả Marker và Taker là 0,1%. Nếu bạn sử dụng BNB để thanh toán phí giao dịch sẽ được giảm thêm 25%. Đặc biệt, mức phí này sẽ được giảm dần khi bạn tăng từ VIP 0 – VIP 9. Tại mức VIP 9, phí giao dịch của bạn chỉ còn 0,02% đối với Marker và 0,04% đối với Taker. Nếu sử dụng BNB thì Marker chỉ còn 0,015%, Taker còn 0,03%.

phi giao dich spot tai binance

Bảng phí giao dịch spot tại sàn Binance

2. Phí giao dịch hợp đồng tương lai

Đối với các giao dịch hợp đồng tương, Binance đang áp dụng mức phí tiêu chuẩn như sau:

  • Giao dịch Hợp đồng tương lai USDⓈ-M: 0,02% đối với Maker và 0,04% đối với Taker. Đặc biệt giảm thêm 10% khi sử dụng BNB để thanh toán phí.
  • Giao dịch Hợp đồng tương lai COIN-M: 0,01% đối với Maker và 0,05% đối với Taker.

Đương nhiên mức phí này cũng giảm dần khi bạn tăng từ VIP 1 lên VIP 9.

3. Các khoản phí khác

  • Lãi suất vay ký quỹ trên sàn Binance sẽ phụ thuộc vào từng đồng coin, giao động từ 0.01 – 0,3% (đối với VIP 0). Mức lãi suất này sẽ giảm xuống theo từng cấp độ VIP của thành viên.
  • Lãi suất vay thế chấp bằng BTC, ETH, EUR đều là 0.024%
  • Phí giao dịch P2P chỉ áp dụng cho Maker là 0.15%. Taker không bị tính phí
  • Phí Swap phụ thuộc vào từng cặp coin hoán đổi và khối lượng giao dịch. Tuy nhiên, mức phí tiêu chuẩn là 0.2%.

Nền tảng giao dịch Binance

Binance cung cấp nền tảng giao dịch thông qua website và app di động. Trên mỗi nền tảng giao dịch đều tích hợp biểu đồ gốc, Tradingview và biểu đồ chi tiết về lương mua bán các cặp tiền điện tử. Người dùng có thể tùy chọn giao diện giao dịch cơ bản hoặc nâng cao.

nen tang giao dich binance

Nền tảng giao dịch của Binance

Một số tính năng nổi bật của nền tảng giao dịch Binance có thể kể đến như: 

  • Ứng dụng Binance tương thích với nhiều thiết bị và hệ điều hành khác nhau: IOS, Android, Windows, MAC…
  • Giao diện thân thiện, rõ nét giúp người dùng sử dụng dễ dàng và nhanh chóng.
  • Cung cấp biểu đồ nến nhật với nhiều khung thời gian khác nhau từ 1 phút đến 1 tháng. 
  • Cung cấp nhiều chỉ báo kỹ thuật và công cụ vẽ để bạn có thể phân tích biểu đồ.

Khuyến mãi của Binance

Binance không chỉ nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình mà sàn còn thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi để thu hút thành viên mới và tri ân các khách hàng cũ.

Sau đây là một số chương trình khuyến mãi đang diễn ra tại sàn:

  • Xác minh tài khoản “Trung cấp” nhận voucher 500 BUSD từ Qũy dùng thử Savings.
  • Nhận đến 40% hoa hồng khi giới thiệu bạn bè giao dịch trên Binance.
  • Phần thưởng Bonus cho Hợp đồng Tương lai BUSD với quỹ giải thưởng lên đến 100.000 USD.
  • Ngoài ra, Binance liên tục tổ chức các cuộc thi giao dịch với nhiều phần thưởng hấp dẫn…

Nạp – rút tiền trên sàn Binance

Là “ông lớn” trên thị trường tiền điện tử, với số lượng khách hàng tham gia giao dịch lớn nhất thế giới cho nên Binance luôn nỗ lực xử lý các giao dịch nạp, rút tiền nhanh nhất. Hiện tại, sàn hỗ trợ khách hàng nạp/rút tiền bằng cả tiền mã hóa (crypto) và Fiat.

– Hình thức nạp/rút tiền:

  • Binance hỗ trợ khách hàng nạp, rút tiền bằng các loại tiền pháp định sau: AUD, EUR, HKD, KZT, BRL, NOK, PEN, PHP, RUB, TRY, UAH, UGX. Các bạn có thể lựa chọn phương thức chuyển khoản ngân hàng, thẻ ngân hàng (Visa/MC), P2P…

nap rut tien tren san binance

  • Đối với nạp/rút tiền bằng tiền mã hóa, Binance hỗ trợ hầu hết các đồng coin phổ biến như: BTC, ETH, USDT, BNB, EOS….

– Các mạng lưới của Binance:

Việc lựa chọn mạng lưới phụ thuộc vào các tùy chọn được cung cấp bởi ví/sàn giao dịch mà bạn đang thực hiện nạp/rút tiền:

  • BEP2 đại diện cho Binance Chain.
  • BEP20 đại diện cho Binance Smart Chain (BSC).
  • ERC20 đại diện cho mạng lưới Ethereum.
  • TRC20 đại diện cho mạng lưới TRON.
  • BTC đại diện cho mạng lưới Bitcoin.

– Thời gian nạp, rút tiền:

  • Đối với nạp rút tiền bằng tiền điện tử thì lệnh sẽ được xử lý ngay lập tức khi được xác nhận từ blockchain.
  • Nếu nạp tiền bằng fiat bạn sẽ nhận được tiền để giao dịch sau 24h

– Phí nạp/rút tiền:

  • Fiat: Mỗi loại tiền pháp định sẽ có mức phí nạp – rút tiền khác nhau. Chi tiết xem “tại đây
  • Crypto: Binance không thu phí nạp tiền. Còn các giao dịch rút tiền sẽ phải trả một khoản phí cố định, phí này sẽ được quyết định bởi mạng lưới blockchain. Chi tiết xem “tại đây

Dịch vụ CSKH của sàn giao dịch Binance

Sàn giao dịch Binance sở hữu đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm, luôn túc trực 24/7 để sẵn sàng trợ giúp bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể liên hệ với đội ngũ hỗ trợ khách hàng của Binance thông qua chát trực tuyến trên website hoặc gửi Email.

Đội ngũ hỗ trợ của Binance có thể hỗ trợ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có Tiếng Việt cho nên khá thuận lợi cho các trader Việt Nam.

dich vu cskh cua binance

Không chỉ có đội ngũ CSKH tận tâm mà Binance còn có cộng đồng lớn mạnh, phủ sóng trên toàn cầu. Các bạn có thể tham gia thảo luận trên các cộng đồng Telegram, facebook, Twitter, Reddit, Weibo, LinkedIn, Instagram, VK của Binance bằng ngôn ngữ khu vực của bạn.

Kết luận về sàn Binance

Ưu điểm

  • Khối lượng giao dịch lớn, tính thanh khoản cao
  • Danh mục sản phẩm và dịch vụ đa dạng
  • Bảo mật cao, có quỹ bảo hiểm tài sản khách hàng
  • Phí giao dịch thấp, hệ thống khớp lệnh nhanh
  • Giao diện thân thiện, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau
  • Dịch vụ CSKH tốt, có hỗ trợ Tiếng Việt
  • Hệ sinh thái đa dạng và lớn mạnh trên toàn cầu
  • Đòn bẩy lớn: Margin – 10x và Futures – 125x

Nhược điểm

  • Thông tin giấy phép của sàn chưa rõ ràng
  • Binance đã từng bị hack vào năm 2015, 2016

Binance là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên thế giới hiện nay, cho nên không có gì khó hiểu khi sàn luôn là lựa chọn hàng đầu của các trader. Chúng tôi mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về sàn giao dịch Binance và có thể đưa ra quyết định có nên tham gia giao dịch tại sàn hay không. Chúc bạn thành công!