Stochastic là gì? Cách sử dụng chỉ báo Stochastic nâng cao

Bởi: Hidayat Hafied - Đăng ngày: 24/12/2021 - Cập Nhật: 14/05/2022

Stochastic là một trong những công cụ chỉ báo phân tích kỹ thuật được trader sử dụng thường xuyên để xác định xu hướng thị trường. Nếu bạn muốn biết chính xác Stochastic là gì? Cách sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Stochastic là gì?

Stochastic tên gọi đầy đủ là Stochastic Oscillator là một trong những chỉ báo động lượng được phát triển bởi tiến sĩ George C. Lane vào những năm 1950 và được giới đầu tư sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay, kể cả đối với thị trường đầy biến động như tiền điện tử. Chỉ báo này được sử dụng để so sánh giá đóng cửa với phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 14 ngày).

stochastic la gi

Chỉ báo Stochastic sẽ có chúng ta thấy thông tin về động lượng của giá và cường độ xu hướng. Bởi theo George Lane, động lượng luôn thay đổi trước diễn biến giá. Trong một xu hướng tăng, giá thường tiến lên phía trên của biên độ giá, còn trong xu hướng giảm giá sẽ tiến xuống gần với biên dưới của biên độ giá.

>> Xem thêm: Stochastic RSI là gì?

Cấu tạo chỉ báo Stochastic Oscillator

Chỉ báo Stochastic gồm 2 bộ phận chính: 

  • Đường %K (màu xanh): là đường chính có vai trò phản ánh giá trị của Stochastic.
  • Đường %D (màu đỏ): là đường trung bình động, được tính theo SMA 3 phiên của % K.

chi bao Stochastic

– Ngoài ra, trong khung chỉ báo Stochastic còn có hai đường biên cố định:

  • Đường biên 80 phía trên (Overbought 80): Khi giá chạm tới hoặc vượt qua đường biên 80 này chứng tỏ thị trường đang ở vùng quá mua.
  • Đường biên 20 phía dưới (Oversold 20): Khi giá chạm tới hoặc vượt qua đường 20 này chứng tỏ rằng thị trường đang ở vùng quá bán.

Lưu ý rằng, phần giới hạn này có thể được điều chỉnh tùy theo cài đặt của trader, ví dụ như các ngưỡng 25 và 75. Tuy nhiên, theo các trader chuyên nghiệp nên sử dụng giới hạn mặc định 20 – 80 để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Công thức tính Stochastic

Hiện nay hầu hết các nền tảng giao dịch đều tích hợp sẵn chỉ báo Stochastic. Do đó, các nhà đầu tư không cần phải tự tính toán chỉ số Stochastic. Tuy nhiên nếu nắm được công thức tính Stochastic sẽ giúp trader hiểu rõ hơn về bản chất của chỉ báo Stochastic.

Cụ thể cách tính Stochastic như sau:

cong thuc tinh Stochastic

Trong đó: 

  • C: Giá đóng cửa của phiên gần nhất.
  • L14: Giá thấp nhất trong 14 ngày gần đây.
  • H14: Giá cao nhất trong 14 ngày gần đây.
  • K: Giá trị của chỉ số Stochastic.

Ngoài ra, chỉ số trung bình %D được tính như sau: %D = %K/x (trong đó x là số ngày giao dịch)

Ý nghĩa của chỉ báo Stochastic

Thực tế có nhiều nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator một cách máy móc mà không hiểu ý nghĩa của nó là gì. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ ý nghĩa của chỉ báo Stochastic sẽ giúp nhà đầu tư tận dụng tối đa lợi thế của chỉ báo và vào lệnh hiệu quả hơn.

Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của chỉ báo Stochastic:

– Stochastic giúp trader xác định vùng quá bán, quá mua

Chỉ số Stochastic thường dao động trong khoảng từ 0 đến 100, nên nhiều nhà đầu tư đã sử dụng công cụ này để xác định vùng quá bán và quá mua.

  • Nếu chỉ số Stochastic lớn hơn 80 -> thị trường đang ở vùng quá mua.
  • Nếu chỉ số Stochastic nhỏ hơn 20-> thị trường đang ở vùng quá bán.

Tuy nhiên không phải lúc nào sự đảo chiều cũng xảy ra khi Stochastic nằm trong khu vực quá bán hoặc quá mua. Trong trường hợp thị trường đang có một xu hướng rất mạnh thì nó có thể duy trì tình trạng quá bán hoặc quá mua trong một thời gian dài.

Do đó, trong quá trình phân tích thị trường các trader nên kết hợp Stochastic với nhiều chỉ báo khác để đưa ra nhận định chính xác hơn.

– Cho tín hiệu xác nhận xu hướng giá với độ chính xác cao

Như chúng ta đã biết, Stochastic là chỉ báo thể hiện động lượng của giá và động lượng luôn đi trước diễn biến giá hay nói cách khác là giá sẽ đi theo động lượng. Đây chính là cơ sở để chúng ta có thể sử dụng chỉ báo Stochastic để tìm ra các điểm đảo chiều. 

Tín hiệu đảo chiều xu hướng xuất hiện khi đường %K và đường %D giao nhau trong khu vực Overbought (trên 80) hoặc Oversold (dưới 20). Dựa vào đây, các nhà đầu tư có thể thiết lập được điểm vào lệnh và thoát lệnh hợp lý.

Cách cài đặt Stochastic Indicator

Để sử dụng Stochastic Oscillator, chúng ta cần phải kích hoạt chỉ báo này trên nền tảng giao dịch. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, trong bài viết này Coin568 sẽ hướng dẫn cách cài đặt chỉ báo Stochastic trên sàn Binance, đối với các sàn giao dịch tiền ảo khác các bạn chỉ cần làm tương tự,

  • Bước 1: Đăng nhập vào Binance, chọn cặp hình thức giao dịch và cặp tiền muốn mua bán.
  • Bước 2: Chọn Tradingview -> Chỉ báo kỹ thuật -> Gõ tìm kiếm Stochastic -> Nhấp chọn Stochastic.

cai dat chi bao Stochastic

Lúc này hệ thống sẽ hiển thị:

huong dan cai dat chi bao Stochastic

Cách sử dụng chỉ báo Stochastic trong trade coin

Để giao dịch trade coin thành công, bắt buộc trader phải biết cách sử dụng chỉ báo Stochastic. Dưới đây là một số cách giao dịch với chỉ báo Stochastic mà các bạn có thể tham khảo.

1. Giao dịch tại điểm cắt nhau của Stochastic

  • Khi thị trường đang trong xu hướng giảm (Downtrend), nếu đường %K cắt đường %D trong vùng quá bán thì đây là tín hiệu MUA.
  • Khi thị trường đang trong xu hướng tăng (Uptrend), nếu đường %K cắt đường %D trong vùng quá mua thì đây là tín hiệu BÁN.

2. Sử dụng Stochastic để tìm tín hiệu phân kỳ

Phân kỳ trong trường hợp này là trạng thái chỉ báo Stochastic phản ứng ngược lại với biến động của giá.

Phân kỳ tăng:

Trong một xu hướng giảm, nếu giá hình thành đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng chỉ báo Stochastic lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Đây chính là tín hiệu cảnh báo giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư có thể giao dịch như sau:

  • Vào lệnh BUY ngay tại điểm giao nhau của đường %K và đường %D. 
  • Đặt stop loss tại đáy gần nhất trước khi phân kỳ tăng xuất hiện. 
  • Chốt lời (Take profit) khi giá vào vùng quá mua và đường %K bắt đầu cắt đường %D từ trên xuống như hình minh họa.

cach su dung chi bao Stochastic

Phân kỳ giảm:

Trong một xu hướng tăng, nếu giá hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, trong khi chỉ báo Stochastic tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng có thể đảo chiều từ tăng sang giảm. Lúc này nhà đầu tư có thể giao dịch như sau:

  • Vào lệnh SELL tại giao điểm của 2 đường %K và %D như hình vẽ. 
  • Đặt cắt lỗ (stop loss) tại đỉnh cao nhất trước khi phân kỳ giảm xuất hiện. 
  • Đặt take Profit khi giá ở vùng quá bán và đường %K bắt đầu cắt đường %D từ dưới lên.

3. Kết hợp Stochastic với các công cụ khác

Stochastic giúp nhà đầu tư xác định các vùng quá bán và quá mua, nhưng không thể chắc chắn sẽ xảy ra đảo chiều tại đó. Do đó, để sử dụng chỉ báo Stochasti hiệu quả, trader nên kết hợp với một số công cụ khác. Sau đây là một số chỉ báo thông dụng được đánh giá là cho tín hiệu giao dịch đáng tin cậy nhất khi kết hợp với Stochastic.

– Kết hợp Stochastic với đường MA

Đường MA là một trong những chỉ báo được nhiều trader yêu thích. Tác dụng chỉnh của MA là dự báo nhanh xu hướng thị trường, dựa vào đó trader có thể biết được giá đang theo xu hướng tăng, giảm hay đi ngang.

  • Trong xu hướng tăng dài hạn, giá sẽ luôn biến động trên đường MA200. Lúc này đường MA200 giống như ngưỡng hỗ trợ rất mạnh mà giá không thể vượt qua được. 
  • Trong xu hướng giảm dài hạn, giá sẽ luôn biến động dưới đường MA200 và đường MA200 đóng vai trò như một đường kháng cự.

ket hop Stochastic voi cac chi bao khac

Cách giao dịch khi kết hợp 2 công cụ này như sau:

  • Nếu giá nằm trên đường MA200, khi Stochastic đi vào vùng quá bán (dưới 20) các trader nên mở lệnh BUY.
  • Nếu giá nằm dưới đường MA200, khi Stochastic đi vào vùng quá mua (trên 80) các trader nên mở lệnh SELL.

– Kết hợp với phân tích đa khung thời gian

Phân tích đa khung thời gian là một trong những chiến lược thông minh giúp trader có cái nhìn toàn diện về bức tranh tổng thể của thị trường trong dài hạn.

Ví dụ: Trong khung thời gian ngắn H1 xu hướng đang đi xuống và chỉ báo Stochastic cho thấy giá đang ở vùng quá mua. Lúc này, bạn thấy đây là tín hiệu BÁN hợp lý nhưng thực tế bạn đã sập bẫy thị trường. 

giao dich voi Stochastic

Vì ở khung thời gian lớn hơn, như H4 và D1, thị trường vẫn đang có xu hướng lớn đi lên, còn Stochastic cho thấy giá đang ở điểm quá bán. Do đó, quyết định vào lệnh BÁN lúc này là đi ngược với xu hướng chính của thị trường.

giao dich voi chi bao Stochastic

Vậy nên nếu muốn sử dụng chỉ báo Stochastic hiệu quả, bạn nên phân tích trên nhiều khung thời gian khác nhau để có tín hiệu giao dịch chính xác và đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, khi sử dụng khung thời gian H1, các bạn cần kiên nhẫn chờ đợi thì mới có thể tìm được điểm vào lệnh hợp lý. Cụ thể:

  • Xác định xu hướng chính của thị trường ở khung thời gian lớn hơn (H4 hoặc D1)
  • Chờ xu hướng ở khung thời gian H1 cùng chiều với xu hướng lớn.
  • Chờ đường chỉ báo Stochastic vào vùng quá bán hoặc quá mua.

– Kết hợp với các mô hình nến đảo chiều

Thực tế, những mô hình nến đảo chiều luôn là công cụ bỏ túi không thể thiếu của đa số nhà đầu tư vì nó thường đem lại xác suất giao dịch thành công cực kỳ lớn. Khi bạn kết hợp mô hình nến đảo chiều với chỉ báo Stochastic, đồng nghĩa rằng bạn đang có một bộ lọc tín hiệu rất tốt để giao dịch.

cach giao dich voi Stochastic

Về phương pháp thực hiện, các bạn chỉ cần đơn giản làm như sau: 

  • Xác định xu hướng chính của giá.
  • Chờ đợi khu vực xuất hiện mô hình nến đảo chiều.
  • Đợi chỉ báo Stochastic vào vùng quá bán hoặc quá mua.

– Kết hợp Stochastic với Trendline

Phương pháp kết hợp chỉ báo Stochastic với đường xu hướng Trendline thường được các trader giao dịch theo xu hướng áp dụng trên một khung thời gian bất kỳ nào đó. Cách giao dịch như sau:

Mở lệnh BUY

Bạn vẽ một đường uptrend và chờ cho giá quay lại gần đường Trendline vừa vẽ. Khi đó, nếu đường Stochastic Oscillator nằm dưới vùng quá bán chứng tỏ xu hướng tăng là chắc chắn.

  • Lệnh Buy sẽ được đặt khi giá chạm vàoTrendline
  • Stop loss bên dưới đường Trendline một chút
  • Take profit ở phía trên đường kháng cự.

ket hop Stochastic voi Trendline

Mở lệnh SELL

Sau khi vẽ đường downtrend, bạn chờ giá quay trở lại gần đường Trendline rồi kiểm tra xem Stochastic có đang nằm ở vùng overbought không. Nếu có, lúc này bạn có thể an tâm giao dịch.

  • Lệnh Sell đặt tại điểm Trendline khi giá quay đầu đi xuống.
  • Stop loss  đặt ở phía trên đường Downtrend
  • Take profit có thể đặt ở phía dưới đường hỗ trợ.

Một số sai lầm cần tránh khi sử dụng Stochastic

Để thành công trên thị trường tài chính, nhà đầu tư phải dựa vào các công cụ chỉ báo để tìm tín hiệu giao dịch. Tuy nhiên, chỉ báo không phải là “chén thánh” và không phải lúc nào cũng cho tín hiệu chính xác. Sau đây là một số sai lầm thường gặp khi sử dụng chỉ báo Stochastic mà nhà đầu tư nên tránh:

  • Vào lệnh ngay lập tức khi thị trường quá mua hoặc quá bán

Khi thị trường đi vào giai đoạn quá bán hoặc quá mua không có nghĩa là thị trường sẽ đảo chiều, bởi thị trường vẫn có khả năng duy trì quá bán hoặc quá mua trong một khoảng thời gian dài. Nếu vào lệnh tại thời điểm này có thể sẽ khiến nhà đầu tư thua lỗ kha khá. Do đó, trader nên kết hợp Stochastic với các chỉ báo mà Coin568 giới thiệu ở trên để đưa ra dự đoán chính xác và chỉ nên giao dịch khi có tín hiệu đảo chiều rõ ràng.

Ví dụ:

Nhìn hình trên ta thấy chỉ báo Stochastic đi vào vùng quá bán 3 lần. Nhưng đến tận lần thứ 3 giá mới đảo chiều đi lên. Nếu hấp tấp vào lệnh ngay khi có tín hiệu đi vào vùng quá bán ở lần 1, 2 nhà đầu tư sẽ thua lỗ nặng nề.

luu y khi su dung chi bao Stochastic

  • Cho rằng khi xuất hiện phân kỳ chắc chắn xảy ra đảo chiều

Dấu hiệu phân kỳ của chỉ báo Stochastic và giá sẽ cho nhà đầu tư tín hiệu đảo chiều. Tuy nhiên, nếu cho rằng thị trường sẽ đảo chiều ngay khi có sự phân kỳ là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Bởi rất nhiều trường hợp phân kỳ nhưng đảo chiều không hề xảy ra.

Ví dụ:

Nhìn hình ta thấy đang có sự phân kỳ giảm. Tuy nhiên, đảo chiều không hề xảy ra. Nếu vào lệnh khi này nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ.

Stochastic Oscillator

Do đó, khi giao dịch với tín hiệu phân kỳ, để chính xác nhất nhà đầu tư cần sử dụng thêm các công cụ khác, không nên chỉ sử dụng mình chỉ báo Stochastic.

Một số lưu ý khi giao dịch với chỉ báo Stochastic:

  • Stochastic là chỉ báo xác định xu hướng, do đó không được dùng nó như một công cụ để xác nhận điểm vào lệnh. Cần kết hợp Stochastic với các chỉ báo kỹ thuật khác để tìm kiếm điểm entry đáng tin cậy nhất.
  • Chỉ báo Stochastic không phù hợp với giao dịch ngắn hạn hoặc các giao dịch tại các vùng oversold / overbought trong ngắn hạn. 
  • Khi tin ra, các tín hiệu giao dịch của chỉ báo sẽ không còn tin cậy nữa, vậy nên các trader nên tránh giao dịch vào khoảng thời gian này. 
  • Đối với trader mới, cần phải luyện tập giao dịch với Stochastic bằng tài khoản demo tối thiểu là 2 tuần để làm quen dần.
  • Với Stochastic Oscillator nói riêng và các chỉ báo khác nói chung, ở khung thời gian càng lớn thì càng cho tín hiệu tin cậy. Ngược lại, khung thời gian càng bé thì càng nhiều tín hiệu gây nhiễu khiến các trader dễ “mắc bẫy”.
  • Hạn chế tối đa rủi ro bằng cách không bao giờ trading chống lại xu hướng thị trường.

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã hiểu rõ Stochastic là gì, ý nghĩa và cách sử dụng chỉ báo Stochastic trong giao dịch sao cho hiệu quả nhất. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm, thì việc lựa chọn chỉ báo Stochastic làm công cụ xác định xu hướng thị trường hoàn toàn hợp lý. Với tốc độ nhanh hơn diễn biến giá, Stochastic Oscillator chính là chỉ báo kỹ thuật được nhiều trader yêu thích và sử dụng rộng rãi trong thị trường tiền điện tử.