Giá BNT hôm nay - Biều đồ giá Bancor (BNT) mới nhất

Bancor - BNT

Xếp hạng: 335
Xem các đồng khác
Chuyển đổi sang VNĐ, ETH, BTC

Giá Bancor (BNT)

$0.40 (-3.76%)
Vốn hóa thị trường $57,985,273.87
Thanh khoản (24h) $3,332,542.12
Tổng Bancor hiện có 161,196,921.34 Bancor
Dao động 1 giờ 0.12%
Dao động 24 giờ -3.76%
Dao động 7 ngày 0.03%

Giá BNT (Bancor) hôm nay $0.40. Đồng coin BNT giảm (-3.76%) với khối lượng giao dịch 24h là $3,332,542.12 và vốn hóa thị trường $57,985,273.87. Trong tuần qua BNT (Bancor) tăng 0.03%

Biểu đồ giá Bancor (BNT) - Bancor/USD trực tiếp theo thời gian thực

Biểu đồ lịch sử giá Bancor (BNT)

Để đổi vùng xem biểu đồ, bấm chọn nút zoom:
1d Để xem biểu đồ 1 ngày. 7d để xem biểu đồ giá trong 1 tuần. 1m để xem biểu đồ giá trong 1 tháng. 3m để xem biểu đồ giá trong 3 tháng. 1y để xem biểu đồ giá trong 1 năm. YTD để xem biểu đồ giá trong từ đầu năm (2021). ALL để xem biểu đồ giá trong toàn thời gian.

Thông tin thêm về Bancor

Bancor (BNT) là dự án Blockchain đi đầu trong việc đưa AMM (công cụ đem lại tính thanh khoản tự động) vào thực tiễn trao đổi mua bán tiền điện tử. Với nhiều đặc điểm độc đáo, Bancor đã trở thành dự án tiềm năng, thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư trong cộng đồng crypto. Vậy đó là những đặc điểm gì? Có nên đầu tư vào đồng coin BNT hay không? Cùng Coin568 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bancor (BNT) là gì?

Được thành lập vào tháng 6 năm 2016, Bancor là một sàn giao dịch phi tập trung, cho phép chuyển đổi tự động các mã thông báo mà không cần sổ đặt hàng hoặc đối tác để được khớp. Tất cả đều được vận hành một cách tự động thông qua hợp đồng thông minh AMM (Automated Market Maker) – cho phép các giao dịch tiền mã hóa dựa trên các nhóm thanh khoản token mà không cần khớp với người mua và người bán.

Bancor là nền tảng đầu tiên trên thế giới phát minh ra nhóm thanh khoản tự động dựa trên Blockchain.

Bancor la gi

Mạng Bancor hiện đang hoạt động trên chuỗi khối Ethereum, nhưng giao thức được thiết kế để có thể tương tác với các chuỗi khối bổ sung, từ đó tạo nên sự đa dạng trong các loại tài sản. Bên cạnh đó, Bancor có dạng mã nguồn mở nhằm khuyến khích người dùng đóng góp vào hệ sinh thái và nâng cao giao thức.

Bancor đã và đang cải thiện hơn nữa để tiếp cận với người dùng từ khắp nơi. Một số thành tựu có thể kể đến như:

  • Tổng thanh khoản: 1.005 tỷ đô la.
  • Khối lượng giao dịch trong ngày: 61.210 triệu đô.
  • Tổng khối lượng BNT stake: 85.72%

BNT coin là gì?

BNT là một token ERC-20 thiết kế riêng cho giao thức Bancor. BNT được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong hệ sinh thái của Bancor. Ngoài ra, BNT còn là đơn vị tiền tệ tiêu chuẩn cho các token khác hoạt động trên nền tảng Bancor.

BNT coin

Thông tin cơ bản về BNT Token

  • Ticker: BNT
  • Contract: 0x1f573d6fb3f13d689ff844b4ce37794d79a7ff1c
  • Decimal: 18
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC-20
  • Token type: Utility
  • Avg. Transaction time:
  • Total Supply:  244,2 triệu BNT
  • Circulating Supply: 244,2 triệu BNT

Ai là người sáng lập Bancor

Đội ngũ sáng lập của Bancor là những người trẻ tài năng với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tiền điện tử như:

1. Guy Benartzi – Đồng sáng lập kiêm CEO

Tốt nghiệp cử nhân ngành chính trị học tại trường Cao đẳng Colorado. Vào năm 2005 Guy Benartzi thành lập Mytopia, công ty về sau trở thành một trong những nhà phát hành game lớn nhất trên nền tảng Facebook.

Năm 2010, ông là người đồng sáng lập và chủ tịch của tập đoàn Particle Code chuyên kinh doanh các sản phẩm phần mềm máy tính. Những năm tiếp theo, ông tiếp tục công việc trên nhiều công ty khác nhau trước khi trở thành CEO của Bancor.

2. Galia Benartzi – Đồng sáng lập kiêm CEO

Sau khi tốt nghiệp đại học John Hopkins, Galia Benartzi cùng người anh đã thành lập nên nhiều công ty khác nhau như:

  • Công ty Mytopia giai đoạn từ 2005 – 2008.
  • Tập đoàn Particle Code giai đoạn từ 2010 – 2011.
  • Và mới gần đây nhất là dự án Bancor từ năm 2016 cho đến nay.

Galia Benartzi đã bắt đầu tiếp xúc với blockchain từ năm 2011 và là một doanh nhân công nghệ với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.

doi ngu sang lap Bancor

3. Yudi Levi- Giám đốc công nghệ

Yudi Levi là kỹ sư, nhà phát triển phần mềm đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong các dự án của anh em nhà Benartzi như:

  • Kỹ sư trưởng của tại Mytopia, Particle Code từ 2007 – 2011.
  • Giám đốc công nghệ tại Ecko Code trong giai đoạn từ 2011 – 2012
  • Giám đốc công nghệ kiêm đồng sáng lập tại Appcoin từ 2012 – 2016.

4. Eyal Hertzog – kiến trúc sư sản phẩm

Eyal Hertzog là người có danh tiếng trong ngành công nghiệp tiền điện tử và là một doanh nhân công nghệ trong hơn 20 năm. Ông đã từng giữ các vai trò như:

  • Người sáng lập và Giám đốc điều hành deWeb vào tháng 4/2020
  • Đồng sáng lập và kiến trúc sư sản phẩm app coin tháng 8/2012
  • Đồng sáng lập, chủ tịch và CCO của Metacafe Inc tháng 9/2024

Dự án Bancor có gì nổi bật?

Bancor với nhiều đặc điểm nổi bật nên nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng crypto. Đó là những đặc điểm gì thì mời bạn đọc và nhà đầu tư tiếp tục theo dõi trong phần dưới đây của chúng tôi:

1. Cơ chế bảo hiểm lỗ mất mát vô thường

Trong các bể thanh khoản AMM, lỗ tạm thời xuất hiện khi giá token thay đổi so với giá đã khóa vào bể. Nếu chênh lệch giá càng lớn thì khi người cung cấp thanh khoản rút token ra khỏi bể, lỗ sẽ càng nhiều mặc cho trong thực tế token tăng hay giảm giá. Đây là tình trạng chung diễn ra với nhiều sàn giao dịch phi tập trung hiện nay như Uniswap, Curve,…

Bằng cách áp dụng giao thức của riêng mình, Bancor tập kết và ngăn chặn toàn bộ lỗ tạm thời ngay trong bể thanh khoản. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng khoản phí giao dịch từ các nhà đồng đầu tư của BNT để bồi thường cho khoản chênh lệch lỗ tạm thời tạo ra.

du an Bancor co gi noi bat

Điều này tạo ra các lựa chọn khác nhau cho người dùng:

  • Một mặt, sẽ có những bể có tỉ lệ lỗ tạm thời thấp nhưng đi kèm là phí giao dịch cao để tăng tính bảo hiểm.
  • Mặt khác, có những bể phí giao dịch thấp nhưng phải chấp nhận với tỷ lệ lỗ tạm thời cao.

Trong trường hợp không đủ phí để chi trả cho khoản lỗ tạm thời, giao thức sẽ tự động mint BNT với tỷ lệ đúng với khoản lỗ đó.

2. Cung cấp thanh khoản lệch chuỗi (single-sided)

Thông thường, khi người cung cấp thanh khoản muốn khóa token phải sử dụng 2 loại token khác nhau với một tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên với Bancor, họ chỉ cần cung cấp một token mà vẫn nhận được phí swap cũng như phần thưởng mining.

Sở dĩ có điều này là bởi giao thức Protocol sẽ tự động thêm BNT vào bể cho đúng với số lượng token mà người cung cấp thanh khoản bỏ ra.

Khi rút token ra khỏi bể, lượng BNT này cũng sẽ được đốt để cân bằng tỉ lệ trong bể. Trường hợp người dùng bổ sung BNT của mình cho bằng với lượng token thêm ban đầu thì lượng BNT của giao thức cũng sẽ tự động bị xóa sổ.

3. Omnipool – Giải pháp nhằm tinh giảm phí giao dịch

Đối với các AMM, việc sở hữu nhiều cặp tiền khác nhau khiến cho quá trình giao dịch trở nên rối rắm và phát sinh thêm phí giao dịch. Để giải quyết điều này, Omnipool ra đời, tập kết toàn bộ token với mỗi cặp được ghép chung với một mối BNT duy nhất. Điều này đem lại những lợi ích sau:

  • Các nhà cung cấp thanh khoản không phải di chuyển qua lại giữa các bể để tìm kiếm phần thưởng và phí giao dịch tốt nhất.
  • Rút ngắn giao dịch, thay vì trao đổi 2 bước từ token sở hữu sang BNT rồi mới sang token đích thì với Omnipool, quá trình trao đổi diễn ra một cách trực tiếp tử token ban đầu đến token đích luôn.
  • Mang tính thống nhất cao khi toàn bộ phí và phần thưởng khi stake BNT được quy về một mối.

diem noi bat cua du an Bancor

4. Cơ chế tự động tích hợp phần thưởng mới (auto compound reward)

Các nhà cung cấp thanh khoản thường phải tự tay khóa BNT thưởng của mình vào bể để tăng tỷ lệ stake tiếp theo. Điều này một mặt trở nên vô cùng bất tiện, mặt khác làm phát sinh phí giao dịch ảnh hưởng đến lợi nhuận chung mà người cung cấp thanh khoản nhận được. 

Để khắc phục sự cố này, cơ chế tự động tích hợp phần thưởng mới ra đời nhằm thêm BNT mới vào bể. Do đó, người gửi tiền được quyền nhận phần thưởng hai mặt, dưới dạng BNT và mã thông báo mà họ chọn để đặt cược. Cả hai phần thưởng này đều được bảo vệ khỏi mất mát vô thường.

5. Bảo hiểm tổn thất vĩnh viễn tức thì

Bancor 3 ra mắt sẽ cung cấp khả năng bảo vệ mất mát vô thường hoàn toàn ngay từ đầu dành cho nhà đầu tư. Nếu như với phiên bản trước nhà đầu tư chỉ có thể được bảo vệ mất mát vô thường và chỉ nhận được bảo vệ khi khóa tài sản 100 ngày. Nhưng với Bancor 3, điều này đã đạt được ngay từ ngày đầu tiên.

6. Hồ bơi vô cực

Bancor không giới hạn khoản tiền gửi vào nhóm thanh khoản. Do đó, bất kỳ ai cũng có thể đóng góp số tiền nhàn rỗi của mình để nhận phần thưởng mà không cần lo lắng về dung lượng trống.

Quá trình phát triển của Bancor

Để hiểu hơn về Bancor và đưa ra quyết định nên hay không nên đầu tư đòi hỏi bạn cần phải hiểu một chút về lịch sử phát triển cũng như dự định trong tương lai của dự án này. 

  • Bancor ra mắt vào ngày 12 tháng 6 năm 2017 bằng đợt ICO lớn nhất thời điểm đó. Bancor đã huy động được 153 triệu đô la, phân phối một nửa nguồn cung BNT ban đầu trong quá trình này. Một nửa còn lại được phân phối cho những người sáng lập, nhà đầu tư và treasury (kho bạc) của Bancor.
  • Bancor là sàn DEX đầu tiên sử dụng AMM để tạo điều kiện hoán đổi giữa các mã thông báo dựa trên Ethereum. Thay vì một sổ lệnh tập trung khớp với người mua và người bán theo giá đặt mua và giá bán của họ, AMM thực hiện các lệnh với các nhóm thanh khoản trên chuỗi.
  • Sau vụ bê bối vào tháng 7 năm 2018, kẻ tấn công đã đánh cắp 25.000 ETH, 2,5 triệu BNT và 230 triệu mã thông báo NPXS từ giao thức Bancor. Giao thức đã thúc đẩy phân cấp nền tảng của mình bằng cách chuyển đổi quản trị sang DAO cho phép chủ sở hữu BNT đề xuất và bỏ phiếu về các nâng cấp và các vấn đề quản trị giao thức.
  • Vào tháng 9/2019 Bancor đã thông báo sẽ phát toàn bộ nguồn dự trữ ETH của mình cho những người nắm giữ BNT. Nhóm cũng đã thay đổi mô hình mã thông báo để tạo ra một mô hình lạm phát, thưởng cho các nhóm thanh khoản, oracles và nhà phát triển theo quyết định của cộng đồng.
  • Bancor V2.1 ra mắt vào 3 tháng năm 2020 với các cập nhật quản trị và cung cấp BNT mới để giải quyết các vấn đề thường gặp đối với các sàn giao dịch AMM. 
  • Hiện tại, Bancor 3 đã ra đời và tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện cơ chế bảo hiểm lỗ vĩnh viễn tức thì và giao dịch một chuỗi single-sided. 

Ứng dụng của BNT coin

BNT coin có rất nhiều chức năng và ứng dụng cả trong thực tế. Để hiểu hơn về đồng coin này thì sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu:

  • Stake: Người dùng có thể stake BNT với bất kì cặp thanh khoản nào trên nền tảng Bancor để nhận thưởng và một phần phí giao dịch. Cụ thể, việc stake BNT sẽ đem về mức thưởng 70% và 30% cho các loại coin khác như ETH, LINK,…
  • Governance: BNT cũng được sử dụng như các token quản trị cho phép người nắm giữ tham gia đóng góp ý kiến và bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng của dự án.
  • Đầu tư: Ngoài việc sử dụng vào chức năng trên nền tảng thì bạn cũng có thể dùng BNT để tham gia vào các giao dịch dài và ngắn hạn trên các sàn giao dịch lớn như Binance, Huobi, Coinbase…
  • Chuyển tiền: Bạn cũng có thể dùng BNT để chuyển cho mọi người khắp nơi trên địa cầu mới mức phí rẻ.

Ưu – Nhược điểm của đồng BNT

Bancor là một dự án tiên phong trong lĩnh vực AMM. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đã đạt được, vẫn còn những hạn chế mà nhà đầu tư phải xem xét ở dự án này.

Ưu điểm:

  • Cơ chế bảo hiểm lỗ tạm thời và vĩnh viễn, khắc phục hạn chế của các sàn DEX hiện nay.
  • Bancor hỗ trợ nhiều token khác nhau trên chuỗi khối Ethereum, cho phép stake tài sản nhàn rỗi của bạn vào bất kì bể nào mà Bancor có.
  • Cơ chế một chuỗi single-sided giúp người cung cấp thanh khoản tăng lợi nhuận và tối ưu hóa khoản đầu tư.
  • Nhận được mức thưởng lớn khi tham gia stake tài sản trên Bancor.
  • Luôn cập nhật các phiên bản mới để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Hiện tại đã lên Bancor 3.
  • Nguồn cung lưu hành đã đạt đến giới hạn tối đa. Điều này cho thấy sẽ không có đồng BNT được sản xuất thêm và tiềm năng tăng giá là rất lớn.

uu nhuoc diem cua dong BNT

Nhược điểm:

  • Giao diện không thân thiện, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, đặc biệt là người mới.
  • Tồn tại rủi ro bị tấn công bởi tin tặc gây thất thoát tài sản. Trong thực tế Bancor đã từng bị hack và không thể giải quyết vấn đề.
  • Bancor không hỗ trợ tiền Fiat.
  • Trader buộc phải sử dụng nền tảng giao dịch của thứ ba vì Bancor không cung cấp phần mềm này. Bên cạnh đó, so với một số đối thủ, Bancor cũng không cung cấp các lệnh Margin để thúc đẩy giao dịch.

Kết luận

Bancor là nhà tiên phong trong việc áp dụng AMM vào thực tiễn đầu tư tiền điện tử. Với cơ chế bảo hiểm lỗ tạm thời độc nhất của mình, Bancor có lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác. Tuy vậy, vẫn còn đó những mặt hạn chế mà Bancor cần phải khắc phục nếu muốn phát triển mạnh hơn nữa.

Trên đây là những thông tin mà Coin568 thu thập được về dự án Bancor cũng như BNT coin. Hi vọng sau khi đọc bài viết, các bạn sẽ có được những cái nhìn nhất định về đồng coin tiềm năng này.