Trailing Stop là gì? Hướng dẫn cài đặt lệnh Trailing Stop trên sàn Binance

Bởi: Hidayat Hafied - Đăng ngày: 27/11/2021 - Cập Nhật: 14/05/2022

Trailing stop là công cụ giúp nhà đầu tư hạn chế thua lỗ và bảo vệ lợi nhuận khi thị trường đi ngược với xu hướng dự đoán. Tuy nhiên, trailing stop không cứng nhắc như stop loss và take profit, bởi mức giá khớp lệnh luôn dịch chuyển cùng với giá thị trường. Trong bài viết này, Coin568 sẽ giúp bạn hiểu rõ trailing stop là gì, cách cài đặt và sử dụng lệnh trailing stop sao cho hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!

Trailing Stop là gì?

Trailing stop cho phép trader đặt lệnh Pre-order theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá thị trường. Đây là công cụ giúp trader hạn chế thua lỗ và bảo toàn nguồn vốn khi thị trường di chuyển theo hướng bất lợi.

Trailing Stop la gi

Trailing Stop là gì?

Khi giá cả biến động theo hướng có lợi, lệnh Trailing Stop sẽ điều chỉnh theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Chỉ cần giá vẫn đi theo hướng có lợi, lệnh sẽ mở giao dịch và tiếp tục thu lợi nhuận để chốt lời. Tuy nhiên, khi thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi, Trailing Stop sẽ không điều chỉnh theo hướng ngược lại mà lệnh sẽ đóng hoặc thoát ra theo giá thị trường.

– Đối với giao dịch Long

Khi đặt lệnh Trailing Stop bán ra, giá kích hoạt bắt buộc phải lớn hơn giá vào lệnh hiện tại. 

  • Khi giá tăng, giá Trailing Stop cũng sẽ tăng dần theo tỷ lệ phần trăm đã cài đặt trước và một mức giá Trailing Stop mới sẽ được hình thành.
  • Khi giá giảm, giá trailing stop sẽ ngừng điều chỉnh. Nếu giá biến động nhiều hơn tỷ lệ hồi vốn đã đặt và đạt đến mức giá Trailing Stop thì một lệnh bán sẽ được thiết lập theo giá thị trường hiện tại. 

– Đối với giao dịch Short

Khi cài đặt lệnh Trailing Stop mua, giá kích hoạt bắt buộc phải thấp hơn giá vào lệnh.

  • Khi giá giảm, giá Trailing Stop sẽ giảm dần theo tỷ lệ % đã cài đặt trước và hình thành một mức giá Trailing Stop mới.
  • Khi giá tăng, giá Trailing Stop sẽ ngừng điều chỉnh. Nếu giá biến động nhiều hơn tỷ lệ hồi vốn và chạm đến mức giá Trailing Stop thì một lệnh mua sẽ được thiết lập. Hệ thống sẽ đóng giao dịch của bạn bằng lệnh mua theo giá thị trường. 

>> Xem thêm: Lệnh stop limit là gì?

Sự khác biệt giữa trailing stop và stop loss

Trailing stop và stop loss đều là công cụ cắt lỗ, giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro hiệu quả khi thị trường đảo chiều. Tuy nhiên, cách thức hoạt động của 2 công cụ này lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Lệnh stop loss giúp trader hạn chế thua lỗ trong trường hợp thị trường đảo chiều ngoài ý muốn, còn Trailing stop được sử dụng linh hoạt hơn cho cả chốt lời và dừng lỗ.
  • Lệnh stop loss được đặt tại một mức giá cố định, còn trailing stop sẽ di chuyển cùng chiều với xu hướng giá, từ đó điều chỉnh mức dừng lỗ và tối ưu hóa lợi nhuận.

Ưu – Nhược điểm của Trailing stop

Trailing stop là công cụ cắt lỗ hiệu quả, nhưng thực tế việc sử dụng lệnh trade coin này chưa bao giờ là dễ dàng. Trước khi quyết định sử dụng công cụ này, chúng ta hãy cùng điểm qua một số ưu, nhược điểm của lệnh này nhé.

Ưu điểm:

  • Tối ưu lợi nhuận

Lệnh trailing stop sẽ dịch chuyển theo hướng có lợi cho nhà đầu tư. Tức là khi giá tăng, lệnh sẽ di chuyển lên mức mới theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Do đó, thay vì đặt một lệnh với mức giá cố định, chốt lời quá sớm trong khi thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng mạnh thì trailing stop sẽ gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư.

uu diem cua Trailing stop

  • Không cần thường xuyên theo dõi thị trường

Trailing stop di chuyển hoàn toàn tự động theo xu hướng thị trường nên nhà đầu tư không cần phải mất nhiều thời gian theo dõi diễn biến của thị trường để xử lý lệnh. Điều này hoàn toàn có lợi cho những nhà đầu tư bận rộn, không có nhiều thời gian theo dõi biểu đồ, giá cả.

  • Loại bỏ cảm xúc trong giao dịch

Trailing stop sẽ giúp nhà đầu tư bám sát mục tiêu có lợi. Khi giá coin tăng thì lệnh sẽ dịch lên trên. Nếu giá giảm thì lệnh sẽ ngừng dịch chuyển, khi này trailing stop sẽ trở thành lệnh cắt lỗ theo mức giá và tỷ lệ hồi vốn đã cài sẵn. Nhờ vậy sẽ loại bỏ được cảm xúc muốn gỡ khi thị trường đi xuống hay tránh dính bẫy của cá mập.

Nhược điểm:

  • Không phù hợp với thị trường đi ngang

Trailing stop hoạt động tốt nhất khi thị trường có xu hướng mạnh. Nhưng phần lớn thời gian (hơn 65%) thị trường sẽ ở trong điều kiện giá đi ngang. Khi này lệnh trailing stop sẽ không có nhiều tác dụng.

  • Phá hủy tỷ lệ R:R

Khi đặt cắt lỗ và chốt lời trader thường sẽ tuân theo tỷ lệ R:R. Tuy nhiên, đối với một số xu hướng thị trường có sự điều chỉnh giá quá sâu thì lệnh Trailing Stop sẽ có nguy cơ phá hủy tỷ lệ R:R

nhuoc diem cua trailing stop

  • Không chắc chắn lệnh sẽ khớp đúng với mức giá

Nếu như giá biến động quá nhanh và thời điểm này lại có ít người tham gia mua bán tài sản bạn đang giao dịch. Khi này lệnh trailing stop của bạn sẽ khó lòng được khớp. Do đó, sẽ đẩy mức thua lỗ xuống sâu hơn.

  • Khiến nhà đầu tư mất đi khả năng phân tích

Lệnh trailing stop sẽ dịch chuyển tự động và giúp bạn tối đa lợi nhuận. Nhưng chính điều này khiến nhà đầu tư ỉ lại và lâu ngày sẽ mất đi khả năng phân tích thị trường và đưa ra quyết định khi nào nên mua vào và bán ra.

Khi nào nên sử dụng Trailing stop?

Trailing stop sẽ thực sự mang lại hiệu quả nếu đặt lệnh chính xác và đúng thời điểm. Vậy khi nào nên sử dụng lệnh này? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé! 

  • Khi thị trường có xu hướng mạnh

Đối với thị trường có xu hướng mạnh thì trailing stop sẽ dịch chuyển lên xuống và hoạt động hiệu quả hơn. Tuyệt đối không sử dụng khi thị trường có giá đi ngang hoặc giao dịch trong một vùng giá. Vì khi đó nó chỉ như một lệnh stop loss, giá sẽ không tăng nhiều, nhà đầu tư sẽ không đạt được lợi nhuận mong muốn.

khi nao nen dung trailing stop

  • Đặt khi vị thế khi đã và đang có lãi

Khi thị trường đang tăng giá thì lệnh trailing stop sẽ được thực hiện ở mức an toàn và rất khó dính Stop loss. Trader nên đặt lệnh trailing stop một khoảng nhỏ so với giá kích hoạt. Trường hợp muốn đặt lệnh Trailing stop khi chưa có lợi nhuận thì nhà đầu tư nên đặt ở một mức xa với giá hiện tại.

  • Không có nhiều thời gian theo dõi biểu đồ hoặc thường xuyên bị chi phối bởi cảm xúc

Trailing stop giải quyết được vấn đề thời gian khi có thể khớp lệnh tự động. Do đó, nếu nhà đầu tư không có thời gian bám sát diễn biến thị trường thì nên lựa chọn. Ngoài ra, nó còn có thể tối ưu lợi nhuận theo thị trường, nên cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề bị chi phối cảm xúc. Bạn chỉ cần đặt lệnh, những việc còn lại trailing stop sẽ giúp bạn giải quyết.

Cách đặt Trailing stop hiệu quả 

Thị trường crypto luôn có sự biến động giá mạnh mẽ theo từng thời điểm. Do đó để đặt được lệnh trailing stop hiệu quả thì bạn phải cân nhắc thật kỹ đến yếu tố biến động của giá thị trường. Cụ thể cách đặt lệnh hiệu quả như sau:

1. Đặt trailing stop theo mức độ chịu được rủi ro

  • Nếu thị trường đang có xu hướng biến động mạnh, bạn nên đặt mức Trailing Stop xa giá thị trường. Nếu bạn đặt quá sát thì có nghĩa là bạn đang chốt lời quá sớm. Mức đặt Trailing stop tốt nhất từ 2R trở lên. R là mức độ rủi ro nhà đầu tư có thể chịu.
  • Khi thị trường biến động nhỏ thì bạn nên đặt lệnh trailing stop sát với giá thị trường để hạn chế rủi ro và thu được lợi nhuận tốt nhất. Mức đặt trailing stop trong trường hợp này là 1R.

trailing stop

2. Đặt tại ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Kháng cự hỗ trợ là vùng tranh chấp mạnh giữa phe mua và phe bán. Khi này có thể xảy ra một trọng 2 trường hợp là: giá đảo chiều đi xuống nếu phe bán thắng và bật ra khỏi vùng hỗ trợ nếu phe mua thắng. Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp thì họ sẽ tận dụng cơ hội tại vùng tranh chấp này để đặt lệnh trailing stop.

Để xác định vùng kháng cự bạn có thể nối các đỉnh, các đáy lại với nhau, hay sử dụng các công cụ Fibonacci, Pivot Point…. Đối với mô hình giá thì mỗi loại mô hình sẽ có cách xác định điểm hỗ trợ, kháng cự khác nhau.

3. Đặt trailing stop ở mức trung bình vượt

Với cách đặt trailing stop này nhà đầu tư cần dùng đến chỉ báo MA. Theo đó bạn có thể đặt trailing stop trượt cùng với đường Moving Average. Hai đường phổ biến nhất là EMA20 và SMA20. Tuy nhiên, 2 đường này không cố định, tùy theo nhu cầu ngắn hạn hay dài hạn mà bạn có thể tăng giảm đường trung bình trượt.

4. Dùng chỉ báo Parabolic SAR để đặt Trailing stop

Bạn sẽ dùng tín hiệu của chỉ báo Parabolic SAR để thiết lập lệnh. Chỉ báo này sẽ cho ta biết được khi nào hết Momentum. Khi biểu đồ nến chạm đến chấm Parabolic SAR sẽ báo một sự đảo chiều tiềm năng. Điểm đặt lệnh trailing stop tốt nhất chính là ở mức Parabolic SAR gần nhất. Khi này lợi nhuận sẽ đảm bảo cho bạn ở mức cao nhất nếu thị trường đảo chiều.

cach dat trailing stop

5. Đặt trailing stop theo X cây nến đằng trước

Với cách này bạn sẽ đặt trailing stop ở mức giá cao nhất và thấp nhất của X cây nến trước đó. Đặt ở mức nào tùy thuộc vào vị thế của bạn là mua hay bán.

  • Nếu vị thế bán thì bạn có thể đặt trailing stop ở mức thấp nhất của X cây nến trước.
  • Nếu vị thế mua thì lệnh trailing stop sẽ đặt ở mức cao nhất của X cây nến trước.

Tùy theo giao dịch là ngắn hạn hay dài hạn bạn có thể số lượng cây nến khác nhau.

6. Đặt trailing stop ở mức Bar plus

Tương tự như cách đặt X nến trước nhưng với cách này bạn sẽ đặt trailing stop ở điểm cách đỉnh hoặc đáy của cây nến mới xuất hiện vài pip. Nếu bạn muốn xác định số pip chênh lệch với đỉnh thì có thể sử dụng chỉ báo ATR (Average True Range). Số pip cộng thêm chính là số phần trăm của chỉ số ATR.

Ví dụ: Nếu giá trị của ATR hiện giờ là 60 pips, thì bạn sẽ cộng thêm 50% giá trị của ATR tức là 30 pips vào mức giá cao nhất hoặc thấp nhất của cây nến xuất hiện sau đó.

Nói chung, lệnh trailing stop nếu muốn hoạt động tốt thì nhà đầu tư nên đặt ở những giao dịch với khung thời gian dài. Lúc này các trader có thể dễ dàng nắm rõ xu hướng giá của thị trường và xác định price action chính xác hơn.

Hướng dẫn cài đặt Trailing Stop trên Binance

Cách cài đặt trailing stop trên sàn giao dịch Binance không quá phức tạp, các bạn chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Binance

Bước 2: Lựa chọn cặp giao dịch

Tại Binance, bạn có thể lựa chọn hình thức giao dịch Spot, giao dịch Margin, Futures… Tất cả các hình thức này đều hỗ trợ lệnh trailing stop để giúp nhà đầu tư tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Tiếp theo, bạn chọn tài sản mà mình muốn mua bán.

cach cai day trailing stop tren binance

Bước 3: Cài đặt lệnh 

Đặt Trailing Stop cho lệnh Mua: 

  • Giá kích hoạt ≥ Giá thấp nhất
  • Tỷ lệ bật lại ≥ Tỷ lệ hồi vốn

Đặt Trailing Stop cho lệnh Bán:

  • Giá kích hoạt ≤ Giá cao nhất
  • Tỷ lệ bật lại ≥ Tỷ lệ hồi vốn

Trong đó:

  • Tỷ lệ hồi vốn: là phần trăm biến động theo hướng ngược lại mà trader có thể chấp nhận. Thông thường %  của tỷ lệ hồi vốn là 0,1 – 5%. Để cài đặt tỷ lệ này bạn có thể dùng cách thủ công hoặc có thể chọn nhanh các tùy chọn 1%, 2%…
  • Giá kích hoạt: là mức giá mà nhà đầu tư muốn lệnh Trailing Stop được click hoạt. Nếu nhà đầu tư không đặt giá kích hoạt thì hệ thống sẽ mặc định theo giá thị trường. Đó có thể là mức giá gần nhất hoặc giá đánh dấu.
  • Tỷ lệ bật lại = (Giá cao nhất – Giá bật lại) / Giá cao nhất

Nhà đầu tư có thể chọn “Giá gần nhất” hoặc “Giá đánh dấu” để kích hoạt lệnh trailing stop. Nếu chọn giá đánh dấu và mức giá này đạt hoặc vượt giá kích hoạt lệnh Trailing Stop sẽ được kích hoạt ngay cả khi Giá gần nhất chưa đạt tới giá kích hoạt.

Ví dụ về lệnh Trailing Stop:

Sau đây để mọi người hiểu hơn về cách sử dụng lệnh Trailing Stop, chúng tôi sẽ lấy ví dụ cho cả vị thế mua và bán như sau:

1. Đặt lệnh cho vị thế Long

Giá hiện tại của BTC/USDT là 10.000 USDT. Khi này trader sẽ đặt lệnh trading stop với các thông số như sau:

  • Tỷ lệ hồi vốn: 5%
  • Giá kích hoạt: 10.500 USDT
  • Yếu tố kích hoạt: Giá gần nhất

Giá của trailing stop sẽ tăng lên một tỷ lệ phần trăm nhất định theo công thức  [Giá gần nhất * (1 – tỷ lệ hồi vốn)]. Theo đó, khi giá gần nhất là 10.000 USDT thì trailing stop sẽ tăng lên 9.500 USDT. Mức giá sẽ tiếp tục dịch chuyển theo mức giá gần nhất.

Trường hợp giá bắt đầu giảm Trailing Stop sẽ lại ngừng điều chỉnh. Nếu giá giảm quá 5%, Trailing Stop xuống đến điểm giá 10.450 USDT. Một lệnh bán sẽ được thực thi theo giá thị trường.

Điều kiện kích hoạt trailing stop trong trường hợp này là:

  • Giá kích hoạt (10.500 USDT) < Giá cao nhất (11.000 USDT)
  • Tỷ lệ bật lại (11.000 – 10.000) / 11.000 = 9,09%) > Tỷ lệ hồi vốn (5%)

2. Đặt lệnh cho vị thế Short

Giá hiện tại BTC/USDT là 10.500 USDT. Nhà đầu tư đặt trailing stop với các thông số bao gồm:

  • Tỷ lệ hồi vốn: 3%
  • Giá kích hoạt: 10.000 USDT
  • Yếu tố kích hoạt: Giá đánh dấu

Mức giá đánh dấu giảm mạnh từ 10.500 USDT xuống còn 9.500 USDT. Tiếp theo lại tăng lên thành 9.800 USDT = > giá thấp nhất là 9.500 USDT. Khi này giá kích hoạt (10.000 USDT) > giá thấp nhất (9.500 USDT) => đáp ứng được điều kiện thứ nhất.

Tiếp theo Tỷ lệ bật lại = (Giá bật lại – Giá thấp nhất) / Giá thấp nhất  = (9.800 – 9.500) / 9.500  = 3,16% > Tỷ lệ hồi vốn (3%) => đáp ứng điều kiện thứ 2.

Khi này lệnh trailing stop sẽ được kích hoạt và một lệnh mua sẽ được thực hiện theo mức giá thị trường.

Lưu ý khi đặt lệnh trailing stop

  • Lệnh trailing stop chỉ được kích hoạt khi thỏa mãn cả 2 điều kiện. Nếu một trong 2 không thỏa mãn thì lệnh sẽ không được kích hoạt.
  • Không chọn tỉ lệ hồi vốn quá sát với mức giá hiện tại. Bởi nó rất dễ khiến lệnh trailing stop bị kích hoạt ngay cả khi thị trường biến động ít, chưa có lợi cho trader.
  • Không đặt tỷ lệ hồi vốn quá lớn sẽ khiến lệnh khó được kích hoạt. Từ đó dẫn đến tổn thất nhiều hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ hồi vốn như thế nào còn phụ thuộc vào thị trường. Nếu biến động mạnh thì tỉ lệ hồi vốn lớn sẽ hiệu quả. Ngược lại thị trường bình ổn thì chỉ nên đặt ở mức nhỏ.
  • Bạn nên tính toán mức lợi nhuận mục tiêu và khả năng chịu tổn thất của bản thân trước khi đặt tỷ lệ hồi vốn và mức giá kích hoạt.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trailing Stop mà các trader nên biết. Ngoài ra, bài viết cũng đã hướng dẫn cách cài đặt lệnh Trailing stop chi tiết trên sàn Binance. Trailing stop được xem là công cụ hữu ích giúp cho các trader thu lợi nhuận tối đa và giảm thiểu rủi ro khi giao dịch. Cho nên bạn đừng bỏ qua công cụ này khi giao dịch nhé!