Polygon là gì? Thông tin chi tiết về dự án và MATIC coin

Bởi: Hà Linh - Đăng ngày: 27/06/2022 - Cập Nhật: 01/07/2022

Ra mắt vào đầu 2017, Polygon là dự án Layer 2 đi đầu trên Ethereum. Đến đầu năm 2021, trong khi hầu hết các đồng coin khác đều giảm mạnh, thì Polygon lại có sự tăng trưởng theo cấp số nhân, có thời điểm MATIC có giá lên đến $2,6 (vào tháng 5/2021).

Đặc biệt Total Value Locked (TVL – chỉ số đo lường lượng tài sản được đưa vào DeFi trên nền tảng đó) lên đến gần 10 tỷ đô. Vậy Polygon là gì? Đồng MATIC của dự án có thật sự tiềm năng? Cùng Coin568 tìm hiểu bài viết dưới đây để có góc nhìn tổng quan nhất về dự án Polygon (MATIC).

Polygon (MATIC) là gì?

Polygon là một framework (khung phần mềm) dùng để xây dựng các Blockchain tương thích với Ethereum và cho phép các mạng Blockchain này có thể tương tác lẫn nhau.

Với Polygon, bất kỳ dự án nào cũng có thể dễ dàng tạo ra mạng lưới Blockchain chuyên dụng với đầy đủ các tính năng tốt nhất của một stand-alone blockchain (chuỗi độc lập) như: uỷ quyền, khả năng mở rộng, tính linh hoạt; và các tính năng của Ethereum như bảo mật, khả năng tương tác, trải nghiệm của developer. Ngoài ra, các Blockchain này hoàn toàn tương thích với tất cả các công cụ hiện có của Ethereum (như Metamask, MyCrypto, Remix,…).

polygon la gi

Đặc biệt, các Blockchain chạy trên Polygon có thể trao đổi thông tin với nhau và với chuỗi Ethereum. Điều này sẽ cho phép các ứng dụng phi tập trung (dApp) có thể tương tác và giao dịch đơn giản giữa các nền tảng với nhau.

Tiền thân của Polygon là Matic Network – giải pháp mở rộng Ethereum layer 2 với giải pháp Plasma. Vào tháng 2 năm 2021, Matic Network chính thức đổi tên thành Polygon khi phạm vi dự án được tăng lên. Polygon hướng tới việc hỗ trợ Ethereum thành hệ thống multi-chain (đa chuỗi) – hay còn được gọi là “Internet of blockchain”, khá tương đồng với Polkadot, Avalanche hay Cosmos.

MATIC coin là gì?

MATIC là mã thông báo gốc của mạng lưới Polygon, là token ERC-20 chạy trên chuỗi khối Ethereum. Token MATIC được sử dụng cho các dịch vụ thanh toán trên Polygon như một loại tiền tệ thanh toán giữa những người dùng hoạt động trong hệ sinh thái Polygon. Phí giao dịch trên Blockchain Polygon cũng được thanh toán bằng token MATIC.

Thông tin chi tiết về đồng MATIC

  • Token Name: Polygon.
  • Ticker: MATIC.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Token Standard: ERC210.
  • Contract: 0x7d1afa7b718fb893db30a3abc0cfc608aacfebb0
  • Token Type: Utility.
  • Total Supply: 10,000,000,000 MATIC.
  • Circulating Supply: 7.95B MATIC.

Polygon phát hành nguồn cung tối đa là 10 tỷ MATIC. Tại đợt private sale lần đầu vào năm 2017, có 3.8% tổng cung MATIC đã được phát hành. Trong đợt bán launchpad vào tháng 4 năm 2019, 19% tổng cung MATIC đã được bán với giá 0,00263 cho mỗi token. Các token MATIC còn lại được phân phối như sau:

  • Đội dự án nhận được 16%
  • Nhà tư vấn, quỹ đầu tư nhận 4%
  • Số còn lại phục vụ cho việc duy trì Matic Network cụ thể: 12% dành cho Network Operations, 21,88% dành cho quỹ Foundation của Matic để thúc đẩy phát triển các phần mềm trên hệ thống của Matic, 23,33% dành cho hệ sinh thái của Polygon.

Token MATIC được phát hành hàng tháng, tại thời điểm 9/2021 MATIC có nguồn cung lưu hành là 6.65 tỷ MATIC. Theo lịch trình, tất cả các token MATIC sẽ được phát hành hết vào tháng 12 năm 2022.

Người sáng lập Polygon

Polygon được đồng sáng lập bởi ba thành viên nòng cốt là Jaynti Kanani, Sandeep Nailwal,  Anurag Arjun – họ đều là những nhà phát triển đến từ Ấn Độ. Và một thành viên đến từ serbia là Mihailo Bjelic.

nguoi sang lap polygon

  • Jaynti Kanani (Co-founder & CEO): Anh là người có nhiều kinh nghiệm làm lập trình viên tại Senior Software Engineer, kỹ sư phần mềm tại Software Artisan. Anh từng làm việc tại Data Scientist, là nhà khoa học dữ liệu tại Housing.com. Jaynti là kỹ sư blockchain và hiện đang giữ chức vụ CEO của Polygon. Anh chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai Web3, Plasma, và WalletConnect trên Ethereum.
  • Sandeep Nailwal (Co-founder & COO): Bản thân anh là một nhà lập trình viên blockchain có tiếng, hiện anh đang làm COO của Polygon. Trước khi tham gia vào dự án Matic, Sandeep từng là CEO của Scopeweaver, CTO của Welspun Group.
  • Anrurag Arjun (Co-founder & CPO): Anh là nhà đồng sáng lập Polygon duy nhất không phải là lập trình viên blockchain. Bản thân Anrurag là nhà tư vấn kinh doanh, hiện anh đang giữ vai trò CPO của dự án Polygon phụ trách phát triển sản phẩm. Anh từng có kinh nghiệm làm việc tại IRIS Business, SNL Financial, Dexter Consultancy và Cognizant Technologies.
  • Mihailo Bjelic (Co-founder): Anh là nhà phát triển công nghệ trên Ethereum.

Nhìn chung, đội ngũ Polygon đều là những thành viên tài giỏi, đã và đang đóng góp rất lớn trong hệ sinh thái Ethereum. Trước khi chuyển sang nền tảng riêng vào năm 2019, nhóm đã thành công triển khai Plasma MVP, giao thức WalletConnect và công cụ thông báo sự kiện Dagger được sử dụng rộng rãi trên Ethereum.

Giải pháp của Polygon đem lại

Cùng với sự phát triển như vũ bão của thị trường Blockchain, số lượng người dùng tăng lên ngày càng nhiều, khiến Layer 1(L1) bị quá tải. Hệ quả là tốc độ xác nhận ngày càng chậm, tính bảo mật thấp và phí giao dịch tăng cao. Trong đó, Ethereum là Layer 1 điển hình đang gặp phải các vấn đề trên.

Để tăng khả năng mở rộng cho Ethereum, người ta đề ra hai cách chính là mở rộng on-chain và off-chain:

  • On-chain: Tức là việc thực hiện tăng khả năng mở rộng bằng cách tăng sức chứa dữ liệu của chuỗi gốc (layer 1). Hiện tại, Ethereum đang triển khai Ethereum 2.0 để thực hiện giải pháp này.
  • Off-chain: Người ta sẽ sử dụng các lớp khác hay đại loại là một bên thứ 3 đứng ra xử lý các lệnh làm giảm áp lực lên chuỗi gốc layer 1. Các giải pháp này được gọi là layer 2.

giai phap mo rong cua polygon

Layer 2 (L2) được sinh ra nhằm cung cấp các giải pháp hỗ trợ Layer 1 như: Tăng tốc độ giao dịch, Khả năng mở rộng, Bảo mật và Phí giao dịch tốt hơn. Layer 2 trên Ethereum chạy song song, thừa kế tính bảo mật và hỗ trợ cho Ethereum. Cụ thể:

  • Các giao dịch được gửi đến L2 thay vì được gửi trực tiếp đến L1
  • Sau đó, L2 sẽ xử lý số giao dịch
  • Kế đến là gửi kết quả đến L1 và nhận được sự bảo mật ở L1

Một số giải pháp layer 2 được cho là tốt nhất hiện tại bao gồm: Plasma, Side Chains, Channels, Rollups, Validium… Polygon là giải pháp layer 2 của Ethereum, hiện đang triển khai giải pháp Plasma, Sidechain. Trong tương lai Polygon sẽ tiếp tục mở rộng hết tất cả các giải pháp trên layer 2 và hỗ trợ Ethereum trở thành hệ thống blockchain multi-chain.

Tóm lại, Polygon được sinh ra để giải quyết các vấn đề hiện tại của Ethereum như tốc độ giao dịch chậm, chi phí giao dịch cao và tăng khả năng mở rộng.

Quá trình phát triển Polygon

Dự án bắt đầu với tên gọi Matic Network nhưng sau đó đổi tên thành Polygon khi mạng lưới mở rộng phạm vi dự án và tạo ra một giải pháp mở rộng quy mô bao quát hơn. Cụ thể như sau:

Ra mắt Matic Network năm 2017

Matic Network được ra mắt tại Ấn Độ vào tháng 10 năm 2017 và nhận được sự hậu thuẫn từ Binance và Coinbase. Lúc này Matic Network định nghĩa mình là giải pháp mở rộng dựa trên sidechain cho các Public Blockchain. Cùng với công nghệ Plasma, Matic Network cung cấp khả năng mở rộng cho các sidechain trong khi vẫn đảm bảo trải nghiệm người dùng, cũng như tính bảo mật và phi tập trung của Blockchain.

Thực chất Matic Network là giải pháp mở rộng Layer 2 của Ethereum bằng cách sử dụng các chuỗi bên để xử lý các giao dịch ngoài chuỗi (off-chain) trước khi hoàn thiện chúng trên chuỗi chính Ethereum, nhưng vẫn đảm bảo an toàn tài sản nhờ khung Plasma và mạng xác thực phi tập trung Proof-of-Stake.

Sau 3 năm hoạt động, Matic Network đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như:

  • Vận hành thành công Matic PoS Chain – Một sidechain của Ethereum tương thích với máy ảo EVM (Ethereum Virtual Machine), hoạt động theo cơ chế Proof-of-stake (PoS) dựa trên hệ thống bảo mật có sẵn của Ethereum.
  • Vận hành thành công Matic Plasma Chains – Một giải pháp layer 2 dựa trên công nghệ Plasma. Chuỗi Plasma được Polygon sử dụng theo đề xuất của người đồng sáng lập Ethereum là Vitalik Buterin, cho phép thực hiện dễ dàng các hợp đồng thông minh có thể mở rộng và tự quản lý.

Việc vận hành thành công Plasma-PoS trên Matic Network có nghĩa là chúng ta sẽ chuyển bớt một số tác vụ xử lý dữ liệu từ blockchain chính là Ethereum sang Sidechain của Matic để giảm bớt những công việc/tác vụ mà Ethereum phải xử lý, từ đó tăng tốc độ giao dịch cũng như giảm chi phí giao dịch.

Đổi tên thành Polygon năm 2021

Đến tháng 2 năm 2021, Matic Network đổi tên thành Polygon. Mục tiêu của Polygon không chỉ dừng lại là giải pháp layer 2 của Ethereum, mà Polygon còn hướng tới việc hỗ trợ Ethereum trở thành hệ thống multi-chain.

qua trinh phat trien polygon

Thành phần cốt lõi của Polygon là Polygon SDK, một framework linh hoạt được viết bằng Golang, hỗ trợ xây dựng và kết nối các mạng Blockchain tương thích với Ethereum như Plasma, Optimistic Rollups, zkRollups, Validium và Stand-alone chains. Polygon SDK này được thiết kế độc lập cho phép mọi người triển khai chain riêng của mình tương tự như trên Polkadot hay Cosmos.

Dự án Polygon coin có gì nổi bật?

Hai điểm nổi bật nhất của dự án Polygon chính là nền tảng xây dựng các blockchain tương thích với Ethereum và việc Polygon đang hướng tới việc hỗ trợ Ethereum thành hệ thống đa chuỗi (multi chain):

Là giải pháp mở rộng Layer 2 tương thích mới Ethereum

Trong tương lai gần, Polygon không chỉ đón nhận sự gia tăng của các dự án native dApp xây dựng trên chính nền tảng Polygon. Mà các ứng dụng đang xây dựng trên Ethereum sẽ có chiều hướng chuyển sang xây dựng trên Polygon. Bởi lẽ Polygon là layer 2 của Ethereum, Blockchain Polygon có chung kiến trúc với Ethereum nên việc di chuyển này rất dễ dàng.

Thông qua bảng so sánh trên có thể thấy:

  • Polygon được đánh giá là nền tảng có khả năng tương thích với Ethereum rất cao.
  • Khả năng mở rộng, độ bảo mật, trải nghiệm người dùng, trải nghiệm của các Developer khi phát triển các DApp trên Polygon rất tốt.

Polygon hỗ trợ đa chuỗi cho Ethereum

Polygon bước đầu thành công trong việc chuyển đổi Ethereum thành hệ thống đa chuỗi. Và hệ thống đa chuỗi này lại có nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn các hệ thống Polkadot, Cosmos hay Avalanche cụ thể như sau:

  • Có khả năng tận dụng hiệu quả mạng lưới của nền tảng Ethereum.
  • Polygon có cùng hệ thống bảo mật với Ethereum. Trong khi đó, Ethereum được đánh giá là blockchain có bảo mật tốt nhất hiện nay.
  • Cấu trúc được xây dựng tốt. Polygon có thể kết nối và tương tác với hầu hết các giải pháp layer 2 của Ethereum.

Hiện tại Polygon Network đã có “bridge” kết nối với nhiều blockchain layer 1, phổ biến như Ethereum, BSC, Solana, Avalanche, Terra, Heco Chain. Nhiều ứng dụng DeFi như Sushiswap, AAVE, Currve Finance, Banlancer, Uma, 1inch,… cũng đã tích hợp với mạng lưới Polygon vì phí giao dịch rẻ, mạng lưới ít tắc nghẽn và hoàn toàn tương thích với EVM (của Ethereum).

polygon co gi noi bat

Mạng Polygon được bảo mật như nào?

Polygon sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần PoS. Theo đó, mọi người có thể stake MATIC để trở thành người xác thực trên mạng chính của Polygon. Những người xác thực này sẽ xác nhận giao dịch bằng cách bỏ phiếu giống nhau.

Khi tất cả các giao dịch trong một khối hoặc tất cả các khối đều nhận được đủ số phiếu bầu thì sẽ được thêm vào mạng. Với cơ chế này sẽ giúp loại bỏ được việc chi tiêu kép, đồng thời ngăn chặn được tấn công mạng 51%.

MATIC coin dùng để làm gì?

MATIC được sử dụng trong nền tảng Polygon với các mục đích như sau:

  • Là đơn vị tiền tệ để thanh toán phí giao dịch trên hệ thống Polygon. MATIC hiện đang được sử dụng để thanh toán phí cho gần 500 dApps chạy trên Polygon.
  • Dùng để staking bảo mật hệ thống cho các POS sidechains của Polygon.
  • Được sử dụng để trả thưởng cho người dùng staking MATIC token.

Có nên đầu tư vào đồng Matic hay không?

Tiềm năng của đồng MATIC sẽ phụ thuộc lớn vào việc dự án Polygon có thành công trong việc thu hút được nhiều nhà phát triển xây dựng dApps trên nó hay không. Dưới góc nhìn khách quan, Coin568 đưa ra một số nhận định về ưu nhược điểm của dự án Polygon (MATIC) như sau:

Ưu điểm:

  • Polygon hiện đang là dự án layer 2 đi đầu, mạnh mẽ hơn hẳn các đối thủ cùng triển khai layer 2. Với các ưu điểm vượt trội như tốc độ xử lý nhanh (7000 transaction/s) và phí siêu rẻ.
  • Polygon là một nền tảng layer 2 rất tiềm năng để phát triển dApps. Tính đến thời điểm hiện tại đã có gần 500 dự án triển khai trên Polygon. Chỉ số đo lường tài sản được đưa vào DeFi trên Polygon lên đến gần 10 tỷ đô. Trong đó phải kể đến một số dự án nổi bật xây dựng trên Polygon như Polymarket, Aavegotchi, Neon District, Skyweaver, Cometh, EasyFi,…
  • Về tokenomic: MATIC phân bố khá đều, không nằm quá nhiều trong tay các nhà đầu tư và đội dự án. Đa phần token được chia đều và dùng cho mục đích duy trì và phát triển Polygon Network.

cac du an trien khai tren polygon

Nhược điểm:

  • Trong tương lai nếu Ethereum có thể giải quyết được các vấn đề về nghẽn mạng và phí giao dịch, thì Polygon rất có thể sẽ giảm nhiệt các dự án xây dựng trên nó.
  • Polygon hướng tới việc hỗ trợ Ethereum là một hệ thống Blockchain đa chuỗi. Tuy nhiên Polygon cũng đang phải đối mặt với nhiều đối thủ hầu hết là các dự án layer 1 rất mạnh như Polkadot, Cosmos, Avalanche… Trong khi bản thân Polygon vẫn là dự án layer 2 xây dựng dựa trên Ethereum.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về dự án Polygon và đồng coin MATIC. Coin568 hy vọng đã mang lại cho bạn thêm nhiều hiểu biết mới về dự án, cũng như đánh giá được tiềm năng của đồng MATIC. Chúc bạn sớm tìm ra được dự án và đồng coin đầu tư phù hợp nhất.