Giá ETH hôm nay - Biều đồ giá Ethereum (ETH) mới nhất

Ethereum - ETH

Xếp hạng: 2
Xem các đồng khác
Chuyển đổi sang VNĐ, ETH, BTC

Giá Ethereum (ETH)

$1,665.89 (-3.49%)
Vốn hóa thị trường $200,308,206,522.33
Thanh khoản (24h) $7,950,219,177.43
Tổng Ethereum hiện có 120,240,729.48 Ethereum
Dao động 1 giờ -0.05%
Dao động 24 giờ -3.49%
Dao động 7 ngày 4.71%

Giá ETH (Ethereum) hôm nay $1,665.89. Đồng coin ETH giảm (-3.49%) với khối lượng giao dịch 24h là $7,950,219,177.43 và vốn hóa thị trường $200,308,206,522.33. Trong tuần qua ETH (Ethereum) tăng 4.71%

Biểu đồ giá Ethereum (ETH) - Ethereum/USD trực tiếp theo thời gian thực

Biểu đồ lịch sử giá Ethereum (ETH)

Để đổi vùng xem biểu đồ, bấm chọn nút zoom:
1d Để xem biểu đồ 1 ngày. 7d để xem biểu đồ giá trong 1 tuần. 1m để xem biểu đồ giá trong 1 tháng. 3m để xem biểu đồ giá trong 3 tháng. 1y để xem biểu đồ giá trong 1 năm. YTD để xem biểu đồ giá trong từ đầu năm (2021). ALL để xem biểu đồ giá trong toàn thời gian.

Thông tin thêm về Ethereum

Ethereum là một nền tảng điện toán mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain, còn Ether (ETH) là đồng tiền mã hóa phát triển trên nền tảng Blockchain của Ethereum. Nếu bạn chưa thật sự hiểu rõ Ethereum (ETH) là gì, có nên đầu tư đồng ETH hay không thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Coin568 sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về Ethereum và đồng coin ETH.

Ethereum là gì?

Ethereum là một nền tảng điện toán mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain, thông qua vận hành các hợp đồng thông minh (Smart Contract). Ethereum không dừng lại ở mạng lưới cho phép người dùng gửi tiền điện tử với bất kỳ ai trên thế giới. Mà thông qua hợp đồng thông minh, công nghệ này cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai các ứng dụng phi tập trung (Dapps) và token không thể thay thế (NFT). 

ethereum la gi

Ethereum là gì?

Ethereum lần đầu tiên được nhắc đến trong sách trắng Ethereum của Vitalik Buterin vào năm 2013, với mục tiêu khắc phục những nhược điểm của đồng Bitcoin. Để hiểu rõ hơn về nền tảng Ethereum, sau đây Coin568 sẽ so sánh điểm khác biệt giữa Ethereum và Bitcoin.

– Bitcoin và Ethereum đều được phát triển trên nền tảng Blockchain, nhưng mục đích sử dụng của chúng không giống nhau, cụ thể:

  • Bitcoin là hệ thống chuyển tiền ngang hàng được dùng để chuyển giao giá trị giữa hai người. 
  • Ethereum không dừng lại ở việc chuyển tiền ngang hàng, mà nó còn giống như một “cửa hàng ứng dụng”, cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng mới trên đó. Trong đó có một số ứng dụng nổi bật được xây dựng trên nền tảng Ethereum có thể kể đến như: Uniswap, MarkerDAO, Crypto Kitties…

– Ngoài ra, nền tảng Ethereum cũng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với Bitcoin:

  • Tốc độ giao dịch nhanh hơn.
  • Phí giao dịch rẻ hơn.

Nhìn chung, Ethereum giống như một nền tảng cốt lõi cho các nhà phát triển tạo nên một hệ sinh thái kinh tế phi tập trung. Hiện nay Ethereum đang dẫn đầu với số lượng các dự án DeFi, mở ra hệ sinh thái tài chính cho riêng mình.

Ether (ETH) là gì?

Ether hay còn được gọi là ETH là đồng tiền mã hóa được phát triển trên nền tảng Blockchain của Ethereum. Bạn có thể giao dịch ETH ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào mà không cần thông qua bên thứ ba nào. Đặc biệt Ether là phi tập trung nên không có tổ chức hay ngân hàng nào có thể quyết định in thêm ETH hoặc thay đổi các điều khoản sử dụng nên chắc chắn ETH sẽ không bị mất giá như tiền Fiat.

eth la gi

ETH là gì?

Đồng ETH được dùng để thanh toán các khoản phí giao dịch trên mạng lưới Ethereum. Nhiều người thường nhầm lẫn Ethereum và Ether là 2 khái niệm giống nhau. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật thì Ether là Token, còn Ethereum chính là công nghệ Blockchain đứng đằng sau đồng tiền mã hóa này. Như vậy có nghĩa là bạn chỉ có thể mua và đầu tư đồng Ether (ETH) chứ không thể mua trực tiếp Ethereum.

Ai là người sáng lập Ethereum?

Để có mạng lưới Ethereum lớn mạnh như ngày nay chính là nhờ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ sáng lập và phát triển Ethereum. Họ là những người định hướng và dẫn dắt Ethereum phát triển trên toàn cầu. Sau đây là 4 thành viên sáng lập Ethereum:

  • Vitalik Buterin: sinh ngày 31 tháng 1 năm 1994 là một lập trình viên người Canada gốc Nga – ông là người nổi tiếng nhất trong nhóm. Chính ông là người đặt nền móng cho Ethereum bằng việc ra mắt cuốn sách “Ethereum Whitepaper” vào năm 2013. Hiện tại, ông vẫn đang tiếp tục cải thiện và phát triển nền tảng này. 
ai la nguoi sang lap Ethereum

Vitalik Buterin – Nhà sáng lập Ethereum

  • Mihai Alisie: Ông là tổng biên tập của tạp chí Bitcoin và chủ biên của những ấn phẩm về Bitcoin do Vitalik Buterin tạo ra. Ông là người lo giấy tờ pháp lý và hạ tầng kinh doanh cho chiến dịch “bán trước” Ethereum. Ông cũng là Giám đốc chiến lược và Phó chủ tịch của Ethereum Foundation Đến nay ông đã rời dự án và phát triển dự án AKASHA.
  • Anthony Di Iorio: một chuyên viên tài chính đầu tư, ông là người tài trợ và điều hành dự án trong giai đoạn phát triển ban đầu. 
  • Charles Hoskinson: Ông giữ vai trò chính trong việc thành lập quỹ Ethereum Foundation. Hiện tại ông đã rời dự án và phát triển dự án Cardano của riêng mình. 

Ngoài ra, còn có một số thành viên khác cũng góp phần tạo nên thành công của Ethereum như: Tiến sĩ Gavin Wood, Jeffrey Wilcke, Tiến sĩ Emanuele Costa, Joseph Lubin, Eric Lombrozo, Max Kay, Jonathan Mohan…

Nhìn chung, có thể thấy đội ngũ phát triển của Ethereum đều là những người có năng lực về công nghệ. Vitalik Buterin được coi là thiên tài trong làng công nghệ Blockchain. Khi 7 tuổi ông đã biết sử dụng các dãy code, 10 tuổi đã có thể viết ngôn ngữ C++. Ông chính là “linh hồn” của dự án và là “mảnh ghép” quan trọng trọng hành trình phát triển mạnh mẽ của Ethereum. 

Lịch sử phát triển Ethereum

Ngay từ khi ra mắt năm 2015, Ethereum đã có định hướng phát triển rõ ràng. Cụ thể, kế hoạch phát triển mạng lưới Ethereum sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Frontier
  • Giai đoạn 2:  Homestead
  • Giai đoạn 3: Metropolis
  • Giai đoạn 4: Serenity

lich su phat trien cua Ethereum

Sau đây là một số cột mốc quan trọng của Ethereum:

  • 27/11/2013, Vitalik Buterin đã soạn sách trắng (Whitepaper) – báo cáo chính thức của Ethereum.
  • 01/04/2014: Sách vàng – một định nghĩa kỹ thuật của giao thức Ethereum, được công bố bởi Gavin Wood.
  • 22/07/2014 – 02/09/2014: Ether chính thức được bán trong 42 ngày và các nhà đầu tư có thể mua nó bằng BTC.
  • 30/07/2015: Đánh dấu sự hình thành chính thức của Ethereum Blockchain với sự kiện khối (block) đầu tiên của Ethereum đã được khai thác. 
  • 07/09/2015: ETH được bán với giá khởi điểm là 1.24 USD
  • 14/03/2016: Thay đổi một số giao thức giúp Ethereum có thể nâng cấp mạnh hơn nữa.
  • 20/07/2016: Một hacker đã kích hoạt lỗ hổng chia tách (split function) trong mã code của The DAO smart contract. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến khối Ethereum bị chia tách thành EthereumEthereum Classic sau này. 
  • 18/10/2016 – 22/11/2016: Khắc phục các cuộc tấn công từ phía hacker
  • 16/10/2017: cập nhật đợt Hard Fork Byzantium.
  • 28/02/2019: cập nhật đợt Hard Fork Constantinople.
  • 01/11/2020: cập nhật bản Beacon Chain Genesis.
  • 15/04/2021: Nâng cấp bản Hard Fork Berlin tối ưu hóa chi phí khí đốt cho các hành động EVM nhất định và tăng cường hỗ trợ cho nhiều loại giao dịch.
  • 05/08/2021: Nâng cấp Hard Fork London và cải cách chi phí giao dịch, xử lý hoàn tiền.

Quá trình này đã được thực hiện xong giai đoạn thứ 3 là Metropolis với 2 đợt Hard Fork gần đây nhất là Byzantium (2017) và Constantinople (2019). Hiện tại, dự án Ethereum đang trong giai đoạn 4 với sự kiện chuẩn bị ra mắt nền tảng Ethereum 2.0 (2020-2021).

Cách thức hoạt động của Ethereum

Cách thức hoạt động của Ethereum rất giống với Bitcoin, nhưng với hợp đồng thông minh, ngôn ngữ lập trình của nó cho phép các nhà phát triển viết phần mềm thông qua các giao dịch blockchain. Cụ thể, cách thức hoạt động của Ethereum như sau:

  • Đầu tiên hệ thống Blockchain Ethereum sẽ ghi lại tất cả số dư tài khoản và hợp đồng thông minh của người dùng bằng snapshot (ảnh chụp nhanh). Hệ thống Ethereum đóng vai trò trung gian đọc các đầu vào (giao dịch) sau đó sẽ chuyển sang trạng thái mới.
  • Để có thể chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái tiếp theo thì giao dịch đó phải hợp lệ. Và để một giao dịch được coi là hợp lệ, nó phải trải qua quá trình xác nhận được gọi là khai thác (đào coin). 
  • Quá trình xác nhận được thực hiện khi có một người khai thác cung cấp bằng chứng toán học được gọi là Proof of Work. Sau khi thực hiện công việc này họ sẽ nhận được phần thưởng là một lượng Ether (ETH) nhất định.
  • Sau khi giao dịch được xác nhận, hợp đồng thông minh sẽ tự động được chuyển cho bên kia.

Ethereum có gì nổi bật?

Hai lý do chính khiến Ethereum gây được tiếng vang lớn trong thị trường Crypto chính là việc sử dụng Smart Contract và là nền tảng phát triển hàng ngàn các token khác.

  • Tiên phong sử dụng Smart Contract trong Blockchain.

Tính năng hỗ trợ hợp đồng thông minh của Ethereum chính là điểm tựa thúc đẩy thị trường tiền điện tử phát triển mạnh mẽ và kéo theo sự ra đời của các dự án ICO, dự án tài chính phi tập trung (DeFi), sàn giao dịch phi tập (sàn DEX) và các ứng dụng phi tập trung (DApps).cach thuc hoat dong cua Ethereum

  • Là nền tảng phát triển cho nhiều token.

Ethereum chính là nền tảng phát triển token thông qua việc sử dụng tiêu chuẩn tương thích ERC-20. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 280.000 token tuân thủ ERC-20 được giới thiệu trên thị trường Crypto. Trong đó có đến 40 token đứng trong danh sách Top 100 loại tiền mã hóa hàng đầu về vốn hóa thị trường. Ví dụ như USDT, LINK, UNI,..

Vấn đề hiện tại của Ethereum

Mặc dù phát triển mạnh mẽ, nhưng Ethereum vẫn đang phải đối mặt với thách thức về khả năng mở rộng. Cụ thể là với phiên bản Ethereum 1.0 là phiên bản đang được sử dụng thường xuyên phải đối mặt với 2 vấn đề lớn là:

  • Nghẽn mạng. Tốc độ giao dịch chỉ 25 Transaction/giây.
  • Phí gas rất cao. Phí Gas dao động từ $20-$30. Thời điểm đạt kỷ lục cho mỗi giao dịch lên đến $50-$60 và còn cao hơn thế nữa.

Ngay từ năm 2017, sự ra đời của game trực tuyến Crypto Kitties đã khiến cho mạng lưới Ethereum bị tắc nghẽn.

Đặc biệt là vào năm 2020, khi xu hướng DeFi (tài chính phi tập trung) khiến hệ sinh thái Ethereum tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút đông đảo các dự án DApps. Tuy nhiên, cũng là lúc nền tảng phải đối mặt với tình trạng nghẽn mạng trầm trọng, tốc độ giao dịch giảm mạnh và buộc nhà phát triển phải tăng phí Gas.

Nguyên nhân nằm ở công nghệ Blockchain 2.0 của Ethereum. Việc lưu trữ các thông tin về số dư tài khoản, thông tin khách hàng và những hợp đồng thông minh đều được lưu trữ cùng một lúc. Do đó, khi lượng truy cập quá lớn sẽ khiến hệ thống Blockchain này bị tắc nghẽn.

Ethereum 1.0 được ví giống như một đường đi, nhưng trên đường đi này lại có rất nhiều phương tiện xe đạp, xe máy, ô tô, xe khách,… cùng đi lại, dẫn đến tắc đường. Hiện tại cách xử lý của Ethereum là ai trả phí cao hơn thì được quyền ưu tiên đi trước, ai trả phí thấp hơn sẽ phải chờ đi sau.

Bản cập nhật của Ethereum là Ethereum 2.0 (2021) với mục đích làm cho mạng lưới blockchain này mở rộng hơn, tốc độ nhanh hơn và hiệu suất xử lý giao dịch tốt hơn.

Tuy nhiên, trong khi các nền tảng Blockchain 3.0 nhận được rõ yếu điểm của Ethereum và đang dần hoàn thiện lỗ hổng. Cụ thể là Polkadot đã có bản Mainnet vào quý 2 năm 2020. Thì phiên bản Ethereum 2.0 vẫn đang trong quá trình chuẩn bị và hứa hẹn ra mắt vào năm 2021.

Ứng dụng của Ethereum

Có thể nói, Ethereum có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống, điển hình là 3 ứng dụng sau đây:

– Ứng dụng tài chính:

  • Ethereum cung cấp cho người dùng cách thức mạnh mẽ hơn để quản lý và giao kết hợp đồng bằng tiền của họ. 
  • Sử dụng mạng lưới Ethereum để tạo dựng hệ thống gây quỹ cộng đồng, xây dựng các ứng dụng đầu tư vàng…
  • Lưu trữ giấy kết hôn, di chúc trên hệ thống Blockchain của Ethereum.
  • Các hệ thống mã thông báo dựa trên Ethereum hoạt động như tiền tệ phụ và có khả năng thanh toán phí giao dịch trực tiếp bằng đơn vị tiền tệ đó.

ung dung cua Ethereum

– Ứng dụng bán tài chính:

Ethereum còn được ứng dụng trong lĩnh vực quản trị tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính, bất động sản, bầu cử, các ứng dụng đặt cược… Công nghệ Blockchain của Ethereum sẽ giúp mọi thứ trở nên minh bạch, không có gian lận và không bị thao túng bởi bất cứ ai.

– Các ứng dụng khác:

Tính ứng dụng rộng rãi của công nghệ Ethereum còn được thể hiện ở lĩnh vực điện toán đám mây, web hosting, mạng xã hội, quản lý nguồn năng lượng….

Ưu – Nhược điểm của đồng ETH

ETH được xem là đồng tiền mã lớn thứ 2 chỉ sau Bitcoin, chính vì vậy có rất nhiều người lựa chọn mua bán ETH để kiềm lời. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định có nên đầu tư đồng ETH hay không, các bạn cần nắm rõ các ưu, nhược điểm của đồng coin này.

Sau đây, Coin568 sẽ đưa ra các nhận định khách quan nhất về đồng coin ETH của Ethereum như sau:

Ưu điểm của đồng ETH

  • ETH là đồng tiền điện tử được giao dịch ở hầu hết các sàn nổi tiếng, bạn có thể sử dụng ETH để mua bán Bitcoin và các loại tài sản tiền điện tử khác. 
  • Giá trị và khối lượng giao dịch ETH tăng trưởng rất mạnh mẽ, nên nhiều nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc mua bán ETH.
  • ETH không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan, tổ chức, chính phủ nào. Người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản ETH của mình.
  • Giao dịch ETH rất nhanh chóng do sử dụng giao thức GHOST.
  • Phí giao dịch ETH được tính dựa trên khối lượng, băng thông, lưu trữ.
  • ETH có thể chia được đến 18 chữ số thập phân, nên bạn có thể mua bán với khối lượng rất nhỏ là 0,000000000000000001 ETH. Điều này giúp cho các nhà đầu tư nhỏ, vốn ít cũng có thể sở hữu ETH.
  • ETH có cộng đồng lớn mạnh trên toàn cầu, có thể sử dụng đồng coin ETH để tham gia các dự án ICO. 
  • ETH được bảo mật bằng mật mã và đã được chứng minh, giúp bảo vệ tài sản và các giao dịch của bạn.
  • Ethereum là nền tảng phát triển của rất nhiều token khác, cho nên Blockchain của nó được rất nhiều nhà đầu tư lớn ủng hộ như: Microsoft, Intel, Red Hat…
  • Tất cả các ứng dụng xây dựng trên nền tảng Ethereum đều sử dụng Ether để vận hành, cho nên khi sở hữu ETH bạn có thể làm được rất nhiều thứ.

Nhược điểm của đồng ETH

  • Ethereum đã từng bị tấn công DAO, gây tổn thất 3,6 triệu Ether.
  • Giá đồng ETH hiện tại rất cao, cho nên các nhà đầu tư “vào muộn” cần phải có nguồn vốn lớn.
  • Chi phí giao dịch cao và người tham gia giao dịch sẽ phải trả phí.
  • Ethereum đã từng bị tấn công DAO, gây tổn thất 3,6 triệu Ether.
  • Mặc dù Ether bị giới hạn phát hành 18 triệu ETH mỗi năm, nhưng ETH không có giới hạn tổng cung tối đa cho nên có nguy cơ lạm phát tiền điện tử.
  • Tiền ảo Ether vẫn chưa được đưa vào sử dụng chính thức tại nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Việc cải tiến Ethereum 2.0 hứa hẹn mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bản cập nhật này đang tạo ra sự không chắc chắn cho các ứng dụng và giao dịch hiện tại, cho nên không ít nhà đầu tư vẫn còn hoài nghi.

Các hình thức đầu tư đồng ETH

Để đầu tư đồng coin ETH, các bạn có thể lựa chọn một trong 4 hình thức sau: mua và nắm giữ ETH, đào ETH, trade coin ETH… Cụ thể cách thức đầu tư như sau:

  • Mua và nắm giữ ETH

Các nhà đầu tư có thể mua và nắm giữ ETH trên các sàn giao dịch tiền điện tử. Theo đó, bạn chỉ việc mở một tài khoản, nạp tiền, mua ETH và nắm giữ trong một thời gian dài (hold coin), sau đó bán ra với mức giá cao hơn để thu lợi nhuận.

  • Đào ETH

Hình thức thứ 2 giúp bạn có thể kiếm được ETH chính là “mua máy đào Ethereum” để tham gia vào quá trình xử lý và xác nhận các giao dịch trên mạng lưới Blockchain của Ethereum. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ bạn sẽ nhận được phần thưởng là Ether. Tuy nhiên, cách đầu tư này đòi hỏi bạn phải có kiến thức về phần cứng máy tính và am hiểu về các thuật toán đào ETH.

  • Trade coin ETH

Trade coin là phương pháp “đầu tư lướt sóng” – đầu tư ngắn hạn. Do giá ETH thường xuyên biến động, các trader sẽ dựa vào sự biến động này để mua ở giá thấp và bán ra ở giá cao, với mục đích thu lợi nhuận trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để có thể kiếm được lợi nhuận, các trader cần có kiến thức chuyên sâu về trade coin.

  • Saving, staking 

Bên cạnh việc đầu tư ETH thì bạn có thể kiếm ETH qua các sản phẩm tài chính của DeFi. Theo đó, nó cho phép người sở hữu các đồng coin như BTC, ETH, XRP,… có thể tối đa hóa lợi nhuận thông qua hình thức gửi tiết kiệm, cho vay, staking và các sản phẩm tài chính khác trên blockchain.

Lưu trữ đồng ETH ở đâu?

Ví lưu trữ đồng Ether được chia làm 3 loại phổ biến là: 

  • Hardware Wallet: Được hiểu là loại ví lưu trữ Private Key trong thiết bị phần cứng, an toàn và rất dễ sử dụng. Các loại ví cứng (ví lạnh) lưu trữ Ethereum phổ biến như Ledger Nano S, Trezor, Ledger Nano X…
  • Software Wallet: Chỉ các ứng dụng di động giúp bạn có thể truy cập tiền từ mọi nơi như: Trust Wallet, imToken, Coinbase Wallet… hay các ứng dụng dành cho máy tính để bàn như: Coinomi, Etherwall, Jaxx… Loại ví coin này có ưu điểm là dễ dàng sử dụng. Song nhược điểm là rất dễ hacker tấn công. 
  • Ví sàn: Là ví được tạo trên các sàn giao dịch tiền điện tử như Binance, Remitano, Huobi Global

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về Ethereum, lý giải Ethereum (ETH) là gì, đồng thời đưa ra góc nhìn khách quan về tiềm năng của đồng coin ETH. Hy vọng những thông tin mà coin568 chia sẻ sẽ hữu ích và giúp bạn có được góc nhìn tổng quan về đồng ETH, từ đó xây dựng được kế hoạch đầu tư crypto đúng đắn.

Đừng quên ghé thăm trang web của chúng tôi để được cập nhật thêm nhiều kiến thức về coin khác nhé!