RSI là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng chỉ báo RSI

Bởi: Hidayat Hafied - Đăng ngày: 29/12/2021 - Cập Nhật: 09/06/2022

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng mà trader không thể bỏ qua. Bởi nó không chỉ giúp trader xác định các vùng quá bán, quá mua mà còn có thể dự đoán được xu hướng giá trong tương lai. Vậy cụ thể, RSI là gì? Cách sử dụng chỉ báo RSI trong thị trường Crypto như thế nào? Hãy cùng Coin568 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

RSI là gì?

RSI là viết tắt của cụm từ Relative Strength Index, tạm dịch là chỉ số sức mạnh tương đối. Đây là một trong những chỉ báo động lượng được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật. RSI được dùng để đo lường mức độ thay đổi của giá so với biến động của giá trong quá khứ, nhằm đánh giá các điều kiện quá bán hoặc quá mua của thị trường. 

RSI la gi

Chỉ báo RSI là gì?

Công cụ chỉ báo này được hiển thị dưới dạng biểu đồ giao động có giá trị từ 0 đến 100. Trong đó

  • Chỉ số RSI < 30 được coi là nằm trong vùng quá bán, RSI > 70 là vùng quá mua.
  • 30 < RSI < 70 là vùng trung bình, nếu RSI = 50 là dấu hiệu thị trường đang không có xu hướng.

Chỉ báo RSI được phát minh bởi một kỹ sư cơ khí có tên là J. Welles Wilder và được trình bày trong cuốn sách “ New Concepts in Technical Trading Systems”, xuất bản năm 1978. Đến nay công cụ này vẫn được các trader sử dụng rộng rãi không chỉ trong thị trường chứng khoán mà đối với những thị trường đầy biến động như forex hay crypto RSI vẫn phát huy hiệu quả.

Công thức tính RSI

Hiện nay, hầu hết các nền tảng giai dịch đều đã tích hợp sẵn chỉ báo RSI, nên trader không cần phải tự tính toán RSI nữa. Tuy nhiên, nếu nắm được công thức tính RSI sẽ giúp trader hiểu rõ bản chất của chỉ báo này hơn.

Công thức tính RSI như sau:

cach tinh rsi

Trong đó: 

– RSI thường được tính dựa giá đóng cửa 14 ngày gần nhất.

– RS (Relative Strength) là chỉ số sức mạnh tương đối. RS = AvgU/AvgD = Trung bình tăng/trung bình giảm

  • AvgU = Giá trị trung bình sự thay đổi giá đóng cửa của tất cả nến tăng trong n cây nến. Trader cần tìm các cây nến xanh trong 14 ngày gần nhất, sau đó tính giá đóng cửa thay đổi của những cây nến xanh này so với những cây nến xanh trước và chia cho số chu kỳ 14 ngày sẽ được AvgU.
  • AvgD = Tổng giá trị trung bình trong sự thay đổi giá đóng cửa của tất cả nến giảm trong N cây nến. Cách tính toán tương tự như AvgU.

Ý nghĩa chỉ số RSI trong Crypto

Chỉ báo sức mạnh tương đối RSI không chỉ có ý nghĩa đối với các trader giao dịch trên thị trường chứng khoán, forex, mà trong thị trường tiền điện tử chỉ báo này cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể, các nhà giao dịch trade coin có thể sử dụng RSI để xác định xu hướng thị trường và bám sát hành động giá để tìm cơ hội mua/bán tốt nhất. Sau đây là 3 ý nghĩa quan trọng của RSI:

1. Xác định vùng quá bán, quá mua

Biên độ dao động của RSI từ 0 đến 100. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ sức mua của thị trường càng mạnh và ngược lại nếu chỉ số RSI càng nhỏ thể hiện sức bán càng lớn.

  • Vùng quá mua: Nếu đường RSI > 70, giá đã đến đỉnh và có xu hướng điều chỉnh giảm giá hoặc đảo chiều.
  • Vùng quá bán: Khi RSI < 30, giá đang trên đà chạm đáy và sẽ có đợt điều chỉnh để giá tăng trở lại hoặc tạo xu hướng tăng mới.

y nghia rsi

2. Dự đoán xu hướng giá tương lai

RSI là chỉ báo sớm nên trader có thể sử dụng để xác định dấu hiệu tăng/giảm của thị trường trong tương lai. Cụ thể như sau: 

– Xu hướng tăng:

  • Nếu RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên hoặc RSI đang nằm trong vùng 45 – 55 sau đó vượt khỏi vùng 55, giá tiếp tục tăng theo xu hướng chính.
  •  Nếu RSI nằm trên vùng quá mua 70 – 100 khả năng sẽ xuất hiện giảm giá điều chỉnh. 
  • Cuối chu kỳ giảm điều chỉnh khi RSI <30, giá sẽ chuẩn bị tăng trong tương lai gần. 

– Xu hướng giảm:

  • RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống hoặc RSI đang nằm trong vùng 45 – 55 nhưng lại vượt xuống vùng 45, giá sẽ giảm cùng chiều với xu hướng chính.
  • RSI < 30, giá vẫn cùng chiều giảm với xu hướng chính nhưng sẽ chuẩn bị cho đợt tăng điều chỉnh trong tương lai gần.
  • RSI >70, giá nằm vùng quá mua sau giai đoạn tăng điều chỉnh, dự báo giá kết thúc sự điều chỉnh và giá sẽ quay đầu giảm.

3. Xác định phân kỳ, hội tụ của giá

Trader có thể tận dụng RSI để dự đoán xu hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ kháng cự thông qua tính phân kỳ và hội tụ của giá. Để làm được điều này, trước tiên ta tiến hành nối đỉnh với đỉnh hoặc đáy với đáy của giá và nối đỉnh với đỉnh hoặc đáy với đáy của RSI. 

  • Nếu 2 đường này di chuyển ngược chiều nhau => Phân kỳ
  • Nếu 2 đường này di chuyển lại gần nhau => Hội tụ

y nghia cua chi bao rsi

Sự phân kỳ của RSI và giá báo hiệu xu hướng hiện tại chuẩn bị kết thúc và giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm. Còn sự hội tự của RSI và giá, báo hiệu một xu hướng chuẩn bị kết thúc và giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng.

Hướng dẫn cài đặt đường RSI 

Chỉ báo RSI được cài đặt sẵn trên các nền tảng giao dịch, cho nên trader chỉ cần kích hoạt chúng khi có nhu cầu sử dụng. Sau đây, Coin568 sẽ hướng dẫn cách cài đặt đường RSI trên sàn Binance, với các sàn giao dịch tiền ảo khác các bạn chỉ cần thực hiện tương tự.

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên Binance.
  • Bước 2: Lựa chọn cặp giao dịch mà bạn muốn phân tích.
  • Bước 3: Chọn biểu đồ phân tích và cài đặt RSI.

Trên sàn Binance, các nhà đầu tư có hai lựa chọn đó là: phân tích trực tiếp trên biểu đồ gốc của Binance hoặc sử dụng biểu đồ của Tradingview. 

Đối với đồ thị gốc:

  • Trader chọn biểu tượng “chỉ báo kỹ thuật
  • Chọn RSI trong mục chỉ báo phụ và điều chỉnh chu kỳ cho phù hợp. 

cai dat rsi

  • Sau khi cài đặt xong, chỉ báo RSI sẽ hiển thị như hình bên dưới.

cai dat duong rsi

Biểu đồ “tradingview”

  • Chọn biểu đồ Tradingview ở góc bên phải 
  • Chọn chỉ báo kỹ thuật -> Gõ tìm kiếm Chỉ số sức mạnh tương đối RSI 
  • Nhấp chọn RSI – Vậy là bạn đã hoàn thành cài đặt công cụ phân tích.

chi dat chi bao rsi

Cách sử dụng chỉ báo RSI trong trade coin 

RSI là công cụ mạnh mẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho trader như: xác định vùng quá bán, quá mua hay dự đoán xu hướng giá trong tương lai… Tuy nhiên, RSI là chỉ báo sớm nên thường gây ra những tín hiệu nhiễu, nếu không biết phân tích sẽ dẫn đến vào lệnh sai. 

Để giúp trader thành công khi trade coin, trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn cách giao dịch với RSI như sau:

1. Sử dụng RSI và phân tích đa khung thời gian  

Việc kết hợp RSI và phân tích đa khung thời gian có thể giúp trader xác định xu hướng và tìm điểm vào lệnh chính xác hơn. Trader sẽ phân tích khung thời gian lớn để xác định xu hướng và tìm điểm vào lệnh trên khung thời gian nhỏ.

Ví dụ BTC/USDT

  • Trên khung thời gian D1: Xu hướng chính là xu hướng giảm, tuy nhiên có dấu hiệu suy yếu khi giá không thể hình thành đáy sau cao hơn đáy trước. Thêm nữa RSI và giá cũng cho tín hiệu phân kỳ, nên khả năng sẽ đảo chiều trong tương lai.

cach su dung rsi

  • Trên khung thời gian H4: Ban đầu giá tăng mạnh và đang tiến vào vùng quá mua RSI > 70. Tuy nhiên, trader cần tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi khi giá đi vào vùng quá bán RSI <30 để vào lệnh. 

cach su dung chi bao rsi

Thực hiện lệnh giao dịch:

  • Điểm vào lệnh: Vào lệnh Buy tại mức giá 6800 – 7000 tại vùng hỗ trợ và có tín hiệu RSI<30.
  • Điểm cắt lỗ (stop loss): tại mức giá 6700
  • Điểm chốt lời (take profit): Vì là đảo chiều nên trader sẽ đón đầu xu hướng. Chốt lời dựa trên Fibonacci Retracement 61.8% -168%, R:R hợp lý hoặc “gồng lãi” thuận xu hướng mới. 

2. Sử dụng RSI như một đường trendline

Đường RSI cung cấp tín hiệu sớm hơn đường giá nên trader có thể tận dụng RSI để dự báo xu hướng trong tương lai. Cụ thể, khi nối các đỉnh hoặc các đáy của RSI sẽ tạo thành một đường trendline

giúp trader xác định xu hướng tiếp theo. 

Giá phá vỡ qua đường xu hướng RSI, trader sẽ tìm điểm vào lệnh đẹp.

  • Xu hướng tăng: Đường RSI có đáy sau cao hơn đáy trước. Giá sẽ đảo chiều nếu giá phá vỡ qua đường trendline RSI mạnh mẽ.

cach giao dich voi chi bao rsi

  • Xu hướng giảm: Đường xu hướng RSI sẽ được nối qua các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Trader sẽ tìm kiếm các lệnh Buy khi giá phá vỡ đường RSI để đảo chiều hình thành xu hướng mới. 

cach giao dich voi rsi

3. Sử dụng phân kỳ RSI để xác định đảo chiều

Phân kỳ xảy ra khi giá và đường RSI đi theo hai hướng khác nhau. Có ba loại phân kỳ mà trader cần chú ý vì đây là những tín hiệu đảo chiều mạnh, có khả năng mang về lợi nhuận tiềm năng cho nhà giao dịch.

  • Phân kỳ giảm: Đường giá vẫn tăng nhưng RSI lại giảm mạnh, dự báo đảo chiều từ tăng sang giảm sắp diễn ra.
  • Phân kỳ tăng: Giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước và RSI cho tín hiệu ngược lại cho thấy hiện tượng phân kỳ giá. Khi này giá có xu hướng đảo chiều giảm sang tăng.
  • Phân kỳ kín: Xuất hiện trong những đoạn giá trên thị trường di chuyển không rõ xu hướng. Đường giá và đường RSI không cùng chiều. 

su dung rsi

4. Kết hợp RSI với MACD

RSI và MACD đều là chỉ báo động lượng nhưng cách thức sử dụng thì hoàn toàn khác. Nếu MACD dùng để đo lường giá dựa trên mối quan hệ của 2 đường trung bình động EMA 26, 12 quanh đường EMA9, thì RSI lại thể hiện sự thay đổi mức giá cao, thấp trong một chu kỳ quan sát cụ thể. 

Đều do sự thay đổi nhưng trên các đối tượng khác nhau, nên sẽ cho tín hiệu khác nhau. Kết hợp lại sẽ cho trader cái nhìn tổng thể về thị trường và chọn lọc tín hiệu để tham gia giao dịch.

Tìm kiếm lệnh Buy: 

  • Khi RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên => Giá tiếp tục tăng theo xu hướng chính.
  • Đường MACD cắt đường tín hiệu theo chiều từ dưới lên và điểm giao cắt nằm bên dưới đường zero => Tín hiệu lệnh Buy.

Lúc này trader sẽ vào lệnh Buy theo giá đóng cửa của cây nến xanh sau khi có sự xác nhận của 2 chỉ báo trên. Nếu giao dịch ngắn bạn có thể chốt lời khi RSI chạm ngưỡng 70 hoặc đến khi diễn ra đảo chiều.

Ví dụ: Đồng ETH có RSI vượt đường 50 từ dưới lên và MACD vượt đường 0. Đây là tín hiệu tốt để nhà đầu tư đặt lệnh Buy ETH..

ket hop rsi va macd

Tìm kiếm lệnh Sell:

  • Khi RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống => Tín hiệu giá sẽ tiếp tục giảm.
  • Đường MACD cắt đường tín hiệu theo chiều từ trên xuống và điểm giao cắt nằm trên đường Zero => Tín hiệu lệnh Sell.

Lúc này trader sẽ đặt lệnh Sell theo giá đóng cửa của cây nến đỏ, sau khi có sự xác nhận của 2 chỉ báo trên. Đóng lệnh khi RSI chạm ngưỡng 30 với giao dịch ngắn hạn hoặc tiếp tục giữ lệnh đến khi đảo chiều.

Ví dụ. Bitcoin có RSI giảm xuống dưới 50 và MACD đi xuống dưới 0. Đây là tín hiệu tốt để nhà đầu tư bán ra BTC thu lợi nhuận.

ket hop chi bao rsi va macd

5. Kết hợp RSI và chỉ báo Bollinger Band

RSI là chỉ báo động lượng đi trước thị trường, nó được thiết kế để đưa ra tín hiệu sắp xảy ra trong tương lai. Còn Bollinger Band là một chỉ báo chậm luôn đi sau giá, nó cung cấp tín hiệu xác nhận sau khi giá đã chạy. Bollinger Band cấu tạo bởi 2 dải băng trên và dưới, có tác dụng như đường hỗ trợ và kháng cự động. Giá luôn di chuyển trong 2 dải băng trên và dải băng dưới.

Sự kết hợp của 2 chỉ báo này cũng cho trader cái nhìn tổng quan hơn về thị trường và tìm ra điểm vào lệnh đẹp. Cụ thể phương án giao dịch khi kết hợp Bollinger Band và RSI như sau:

Tìm kiếm lệnh mua

  • RSI nằm trong vùng quá bán (< 30) 
  • Chờ đợi giá chạm dải băng dưới để thực hiện lệnh Buy.

ket hop rsi va bollinger band

Tìm kiếm lệnh bán 

  • RSI nằm trong vùng quá mua (>70)
  • Chờ đợi giá chạm dải băng trên để thực hiện lệnh Sell

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI có thể mang lại cho trader tín hiệu giao dịch khá chính xác. Tuy nhiên, công cụ này cũng có nhiều hạn chế. Để tránh thua lỗ trader cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên chỉ dùng tín hiệu quá bán, quá mua để giao dịch

Nhiều trường hợp giá di chuyển trong vùng quá mua (RSI > 70) và vùng quá bán (RSI < 30), nhưng có thể duy trì trong một thời gian dài rồi mới đảo chiều hoặc không đảo chiều. Vì vậy, cần kết hợp RSI với các công cụ chỉ báo khác để đưa ra nhận định chính xác.

  • Nên kết hợp RSI với các công cụ phân tích khác

RSI là một chỉ báo nhanh và cho tín hiệu sớm, nên sẽ cho bạn các điểm entry, chốt lời tương đối sớm. Tuy nhiên, các tín hiệu này không phải lúc nào cũng chính xác 100%, nếu không nhận định chính xác sẽ dẫn đến các giao dịch sai lầm. Do đó khi phân tích, trader nên kết hợp với các chỉ báo khác để tìm điểm vào lệnh chính xác hơn.

  • Phân kỳ RSI sẽ không đáng tin cậy khi thị trường tăng mạnh hoặc giảm mạnh. 

Lúc này những tín hiệu đảo chiều phân kỳ gần như không có tác dụng, vì vậy trader nên ưu tiên giao dịch theo xu hướng. Hãy chờ đợi tín hiệu đảo chiều mới bắt đầu giao dịch ngược xu hướng.

  • Luôn phải đặt stop loss và take profit

Đây là nguyên tắc giao dịch quan trọng mà trader cần phải ghi nhớ. Bởi thị trường crypto luôn biến động lên xuống bất ngờ. Chỉ cần một tin tức ra có thể khiến giá quay đầu và bạn sẽ thua lỗ rất nhiều. Ngoài ra, phân tích kỹ thuật thường là do chủ quan của trader và không ai có thể chắc chắn 100% mình dự đoán đúng. SL, TP sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong những trường hợp này.

Kết luận 

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ chi tiết RSI là gì, ý nghĩa của RSI cũng như cách sử dụng chỉ báo RSI trong giao dịch trade coin. Hi vọng thông qua bài viết này, các trader có thể sử dụng thành thạo công cụ phân tích kỹ thuật này và áp dụng vào thực tiễn. Đừng quên kết hợp chỉ báo RSI với các công cụ phân tích khác để đưa ra nhận định chính xác hơn nhé!