Break out là gì? Cách xác định Breakout trong thị trường crypto

Bởi: Hidayat Hafied - Đăng ngày: 27/12/2021 - Cập Nhật: 07/06/2022

Đối với trader theo trường phái price action, chắc hẳn không còn xa lạ gì với thuật ngữ “break out” – hiện tượng giá phá vỡ đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Bởi đây chính là cơ hội để nhà đầu tư vào lệnh và tìm kiếm lợi nhuận. Còn đối với những trader mới cũng hoàn toàn có thể thành công nếu hiểu rõ break out là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách giao dịch với breakout mà Coin568 giới thiệu sau đây.

Break out là gì?

Breakout là hiện tượng giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, đây là vùng giá quan trọng đã được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi breakout thành công, thị trường có xu hướng bứt phá mạnh mẽ theo hướng giá phá vỡ.

Break out la gi

Vùng giá mà thị trường duy trì trước khi bị phá vỡ có thể là sideway, vùng giá giới hạn bởi đường trendline hoặc mô hình giá nào đó. Sau khi breakout xảy ra, thị trường sẽ di chuyển theo hướng phá vỡ. Đó có thể là một cú đảo chiều ngoạn mục hoặc cũng có thể tiếp diễn xu hướng hiện tại nhưng mạnh mẽ hơn.

Các trader có thể tận dụng sự bứt phá này để vào lệnh và tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải cú breakout cũng thành công và có thể tạo thành một xu hướng mới. Đây lý do mà các trader cần phải thận trọng khi giao dịch với Breakout.

>> Xem thêm: Call Margin là gì?

Break out trong coin là gì?

Break out là một trong các thuật ngữ trade coin phổ biến, dùng để chỉ hiện tượng giá của đồng coin/token vượt khỏi ngưỡng kháng cự, hỗ trợ đã được duy trì trong một thời gian trước đó. Khi này giá của đồng coin/token sẽ di chuyển theo hướng phá vỡ. Trader sẽ vào lệnh mua khi giá phá vỡ đường kháng cự và lệnh bán khi giá phá vỡ đường hỗ trợ.

Ví dụ: Đồng BNB/USDT trên khung thời gian H4. 

break out trong coin

  • Xu hướng chính vẫn là xu hướng tăng, tuy nhiên giá thể hiện xu hướng đã yếu khi thất bại trong việc tạo đỉnh/đáy mới cao hơn.
  • Từ 3/5/2021-12/5/2021, giá di chuyển sideway với vùng kháng cự và hỗ trợ lẫn lượt tại 680 USDT và 610 USDT.
  • Tại cây nến 4h ngày 13/5, giá breakout mạnh qua vùng hỗ trợ với khối lượng giao dịch tăng. Sau đó giá tiếp tục di chuyển theo hướng đã bứt phá.

Các loại Breakout trên thị trường crypto

Để có thể giao dịch thành công với breakout trên thị trường tiền điện tử. Trader cần nhận diện được đâu là phá vỡ thật, đâu là phá vỡ giả hay chỉ là một cú Pullback. Chi tiết về 2 loại break out này sẽ được chia sẻ ngay sau đây:

1. Breakout False – phá vỡ giả

Breakout giả là hiện tượng giá phá vỡ vùng kháng cự, hỗ trợ nhưng không đi theo hướng phá vỡ mà đột ngột di chuyển theo hướng ngược lại. Nếu lầm tưởng đây là một cú breakout thật, các trader sẽ vào lệnh ồ ạt. Sau khi giá quay đầu ngược lại, trader bị mắc kẹt và một loạt lệnh cắt lỗ được kích hoạt.

Breakout gia

Phá vỡ giả thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là trong thị trường crypto. Vì vậy, các nhà đầu tư nên kết hợp với các công cụ chỉ báo, khối lượng giao dịch… để đưa ra nhận định chính xác. Một break out thất bại thường có khối lượng giao dịch thấp, giá không đủ sức để bứt phá khỏi ngưỡng hỗ trợ kháng cự, nên nhiều khả năng giá sẽ quay đầu và tiếp tục di chuyển trong vùng tích lũy.

2. Breakout True – phá vỡ thật

Breakout thật hoàn toàn trái ngược với Breakout giả, tức là sau khi phá vỡ vùng kháng cự hỗ trợ, giá sẽ di chuyển theo hướng phá vỡ. Sau đây là một số break out thường gặp trong thị trường tiền mã hoá.

– Breakout khỏi vùng sideway

Vùng tích luỹ đi ngang (sideway) là giai đoạn bên mua và bên bán đang cân sức, không bên nào kiểm soát được thị trường. Giá di chuyển trong vùng kháng cự và hỗ trợ cố định. Đây là lúc “cá mập” âm thầm tích lũy để chuẩn bị cho sự phá vỡ và hình thành hướng di chuyển mới. 

 break out that

Khi giá phá vỡ vùng tích lũy, khối lượng giao dịch tăng và các chỉ báo đều cho thấy tiềm năng tăng hoặc giảm theo hướng phá vỡ. Giá di chuyển trong vùng sideway càng có nhiều đỉnh đáy chạm hỗ trợ, kháng cự thì khả năng phá vỡ càng mạnh và lực phá vỡ càng cao.

– Breakout khỏi trendline của xu hướng

Trong một xu hướng tăng, đường trendline đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ mạnh. Còn trong một xu hướng giảm, đường trendline đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự mạnh. Khi giá break out khỏi các ngưỡng quan trọng này, thị trường sẽ có xu hướng đảo chiều.

Tuy nhiên, trader cần phân biệt break out khỏi đường trendline sẽ đảo chiều và hình thành một xu hướng mới hay chỉ là một đợt điều chỉnh trước khi tiếp tục xu hướng cũ.

  • Breakout đảo chiều xu hướng chính: Xu hướng cũ đã có dấu hiệu suy yếu hoặc đường trendline dốc. Bên cạnh đó, xuất hiện thêm nến đảo chiều và khối lượng giao dịch tăng lên. 

break out xu huong tang

  • Breakout hình thành đợt điều chỉnh: Xu hướng cũ vẫn chưa có dấu hiệu suy yếu, nến tín hiệu mạnh hoặc có dấu hiệu rút râu nến, khối lượng giao dịch có hiện tượng giảm. Giá có xu hướng quay lại vùng phá vỡ – kháng cự/hỗ trợ.

– Breakout khỏi các mô hình giá

Các mô hình giá thường đại diện cho các đợt tích luỹ của thị trường, với nhiều hình dáng khác nhau. Khi giá breakout khỏi những mô hình giá này thường xuất hiện đảo chiều xu hướng.

Dấu hiệu nhận biết break out thành công

Một break out thành công có thể đem lại cho trader khoản lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, không phải cú breakout nào cũng thành công, do đó trader cần phải nhận biết được khi nào giá sẽ break out thành công và tránh được những đợt breakout giả.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết breakout thành công mà trader có thể tham khảo:

  • Khối lượng giao dịch

Một trong những cách đơn giản để xác định break out thật hay giả chính là dựa vào khối lượng giao dịch. Một break out thành công thường có khối lượng giao dịch lớn. Bởi lúc này các phe mua và phe bán đã thực sự tham gia vào cuộc chiến và giá nhất định sẽ đi theo hướng của phe mạnh hơn.

cach nhan biet breakout

Nên nếu khối lượng giao dịch thấp hoặc không thay đổi nhiều so với trước đó thì bạn nên xem xét vì nhiều khả năng đây chính là một cái bẫy breakout giả. Lúc này trader tuyệt đối không nên vào lệnh ngay mà hãy kiên nhẫn chờ đợi giá hồi lại để xác nhận.

  • Dựa vào chỉ báo RSI

Các trader có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để xác nhận tín hiệu đảo chiều và sự phá vỡ của giá. RSI là chỉ báo sức mạnh tương đối có khả năng đo lường mức độ thay đổi của giá. Dựa vào chỉ báo này, nhà đầu tư có thể đánh giá các điều kiện quá mua hoặc quá bán của thị trường.

Nếu giá break out trong khoảng RSI từ 40 – 60, nhà đầu tư có thể yên tâm vào lệnh theo hướng giá phá vỡ. Còn nếu giá breakout trong vùng quá mua (RSI >70) hoặc quá bán (RSI <30) thì khả năng giá đảo chiều rất cao và đó có thể là một cú break out giả.

  • Dựa vào cây nến phá vỡ

Hình dáng cây nến tại khu vực breakout cũng là yếu tố quan trọng giúp trader xác định breakout thật hay giả. Tùy thuộc vào khung thời gian, cây nến đó có thể là nến ngày, nến giờ hay nến tuần. Cây nến phá vỡ mạnh mẽ có giá đóng cửa dưới khu vực phá vỡ và khối lượng giao dịch tăng sẽ cho trader tín hiệu giao dịch đáng tin cậy hơn vì phe mua và phe bán đã đông thuận mức giá đó.

cach xac nhan break out

Các chiến lược giao dịch với breakout

Giao dịch theo breakout có thể giúp trader mang về những khoản lợi nhuận lớn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu gặp phải break out giả. Do đó, nếu muốn thành công trader phải có chiến lược giao dịch cụ thể. Thông thường một giao dịch breakout sẽ trải qua các bước sau:

  • Bước 1: Xác định xu hướng hiện tại của thị trường là tăng, giảm hay đi ngang (sideway).
  • Bước 2: Vẽ đường xu hướng hay các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
  • Bước 3: Tìm tín hiệu break out ( giá đóng cửa vượt khỏi ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự)
  • Bước 4: Xác nhận break out dựa vào khối lượng giao dịch, chỉ báo RSI hoặc cây nến phá vỡ.
  • Bước 5: Vào lệnh nếu thấy khả năng breakout thành công cao, đặt stop loss và take profit.

chien luoc giao dich voi break out

Sau đây là một số chiến lược giao dịch với breakout được các trader chuyên nghiệp chia sẻ lại, các bạn có thể tham khảo.

#1: Giao dịch  ngay khi phá vỡ xảy ra

Chiến lược giao dịch vào lệnh ngay khi cây nến phá vỡ đóng cửa thường mang về lợi nhuận cao nhất, tuy nhiên đây cũng là cách giao dịch khá rủi ro. Do đó, Trader cần đánh giá xác suất breakout thành công thông qua khối lượng giao dịch và hành động giá của nến phá vỡ.

Đối với chiến lược này trader có thể vào lệnh như sau:

  • Điểm vào lệnh: Vào lệnh ngay khi cây nến phá vỡ đóng cửa, 
  • Điểm cắt lỗ: Tại đáy gần nhất trước đó (lệnh Buy) hoặc đỉnh gần nhất trước đó (lệnh Sell) đối với xu hướng tăng/giảm. Đối với vùng tích luỹ đi ngang, đặt stop loss phía dưới đường hỗ trợ (lệnh Buy) hoặc phía trên đường kháng cự (lệnh Sell).
  • Điểm chốt lời: Tỷ lệ Risk: Reward đạt ít nhất từ 1:2 trở đi

#2: Chờ đợt giá reset lại ngường hỗ trợ, kháng cự

Cách thứ 2 là chờ đợi giá retest lại ngưỡng hỗ trợ, kháng cự rồi mới vào lệnh. Cách giao dịch này an toàn và có mức độ thấp hơn cách đầu tiên.Tuy nhiên, nhiều trường hợp giá di chuyển theo xu hướng phá vỡ và không quay trở lại retest ngưỡng hỗ trợ kháng cự nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ cơ hội.

  • Điểm vào lệnh: Giá chạm vùng hỗ trợ/kháng cự bị phá vỡ
  • Điểm cắt lỗ: Dưới đường hỗ trợ nếu break out đi lên – lệnh Buy. Phía trên đường kháng cự nếu breakout đi xuống – lệnh Sell.
  • Điểm chốt lời: R: R>= 1:2 hoặc Fibonacci 76.4%-168% theo diễn biến hành động giá.

#3: Khi giá hồi lại vượt quá vùng bị phá vỡ

Đây là một điểm đầu vào nâng cao đem lại nhiều lợi nhuận cho trader nhưng cũng khá rủi ro. Trader sẽ theo dõi chờ giá hồi sâu về vượt quá mức phá vỡ để vào lệnh.

Cách vào lệnh như sau:

  • Điểm vào lệnh: Bên dưới vùng bị phá vỡ đối với lệnh Buy và trên vùng bị phá vỡ với lệnh Sell.
  • Điểm cắt lỗ: Dưới điểm vào lệnh 20 – 30 pips với lệnh Buy và trên với lệnh Sell.
  • Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ R: R

Kết luận

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ các thông tin chi tiết về breakout.  Hi vọng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ Break out là gì, cách nhận biết breakout thành công và tìm thấy chiến lược giao dịch phù hợp với bản thân. Hãy luôn tỉnh táo khi vào lệnh, tuân thủ nguyên tắc giao dịch cũng như luyện tập thường xuyên để thành công trên thị trường đầy biến động này nhé. Chúc các bạn thành công!