Đòn bẩy tài chính là gì? Có nên sử dụng đòn bẩy không?

Bởi: Hidayat Hafied - Đăng ngày: 20/12/2021 - Cập Nhật: 07/06/2022

Đòn bẩy tài chính là công cụ giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận, tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy cũng giống như con dao hai lưỡi nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến cháy tài khoản. Vậy cụ thể, đòn bẩy tài chính là gì? Cách tính đòn bẩy tài chính như thế nào? Có nên sử dụng đòn bẩy trong giao dịch không? Hãy cùng Coin568 tìm hiểu nhé!

 Đòn bẩy tài chính là gì?

Theo Wiki: “Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng nợ (tiền đi vay) thay vì vốn chủ sở hữu để mua tài sản, với kỳ vọng lợi nhuận sau thuế thu được từ giao dịch sẽ vượt quá chi phí đi vay. Đòn bẩy tài chính cũng giống như đòn bẩy trong vật lý, đều là công cụ khuếch đại một lực đầu vào tương đối nhỏ thành một lực đầu ra tương ứng lớn hơn. Người đi vay sẽ phải thế chấp tài sản để đảm bảo (ký quỹ).”

don bay tai chinh la gi

Đòn bẩy tài chính là gì?

Nếu sử dụng đòn bẩy tài chính khôn ngoan, nhà đầu tư có thể thu được một khoản lợi nhuận vô cùng lớn chỉ với số vốn nhỏ của chính mình. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu chi phí tài chính vượt quá thu nhập từ tài sản hoặc giá trị của tài sản giảm xuống thì việc sử dụng đòn bẩy sẽ dẫn đến các khoản thua lỗ tăng lên gấp bội.

Đòn bẩy tài chính được áp dụng phổ biến trong thị trường forex và tiền điện tử. Đây chính là công cụ giúp trader tham gia giao dịch với số tiền lớn hơn nhiều lần so với số tiền thực tế nạp vào.

>> Xem thêm: Bear Trap là gì?

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Cách tính đòn bẩy tài chính có thể được xác định thông qua công thức sau:

 cong thuc tinh don bay tai chinh

Trong đó: 

  • DEL: Độ lớn của đòn bẩy tài chính
  • EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
  • EPS: Lợi nhuận của vốn chủ sở hữu

Để tính đòn bẩy tài chính sau khi có thêm khoản lãi vay phải trả ( I ), ta sẽ được công thức mới:

cach tinh don bay tai chinh

Trong đó: 

  • F: là những chi phí cố định không bao gồm lãi mà doanh nghiệp phải chi trả.
  • v: chi phí thay đổi trên 1 sản phẩm trên 1 đơn vị sản phẩm.
  • p: giá bán ra của sản phẩm.
  • Q: số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã bán ra.
  •  I: số tiền lãi phải trả khi sử dụng đòn bẩy tài chính vào tổng vốn.

Doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy tài chính bằng không, tức là doanh nghiệp đó sử dụng hoàn toàn vốn tự có để kinh doanh và không đi vay ngoài. Còn những doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy cao sẽ có cơ hội gia tăng nguồn vốn đầu tư và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn nếu hoạt động kinh doanh gặp trục trặc hoặc những biến động tiêu cực ảnh hướng đến doanh nghiệp.

 

Ví dụ về đòn bẩy tài chính

Ví dụ: 3 trader A, B, C đều có 1,000$ trong tài khoản. Cả 3 cùng mua BNB, trong đó A không dùng đòn bẩy, B và C có sử dụng đòn bẩy. Chúng ta sẽ xem biến động tài khoản đối với từng người khi sử dụng đòn bẩy trong bảng dưới đây:

vi du ve don bay

  • Trader A: Không sử dụng đòn bẩy

Qua bảng trên, trader A giao dịch bằng vốn sẵn có, không sử dụng đòn bẩy nên ít rủi ro nhất. Trader sẽ mua được ít BNB nhưng khi giá biến động thì gần như rất ít ảnh hưởng. Tài khoản chỉ nhận margin call và cháy tài khoản nếu đồng coin BNB hoàn toàn bị mất giá trị và “die” trên thị trường, nhưng điều này rất khó xảy ra.

  • Trader B, C: Sử dụng đòn bẩy

Trader B, C sẽ mua được nhiều BNB hơn trader A. Khi giá tăng cũng sẽ thu được nhiều lợi nhuận, nhưng rủi ro sẽ cao hơn nếu giá dịch chuyển ngược chiều.

Có thể thấy mỗi một mức đòn bẩy sẽ mang lại lợi nhuận kỳ vọng khác nhau, nhưng đi kèm với đó cũng là rủi ro với tốc độ tương tự nếu thị trường đi ngược. Do đó, khi sử dụng đòn bẩy trader cần cân nhắc để lựa chọn được mức phù hợp nhất.

Tác dụng của đòn bẩy

Đòn bẩy tài chính là công cụ không thể thiếu khi giao dịch trên thị trường tài chính. Tại sao lại như vậy thì ngay trong phần dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tác dụng của đòn bẩy:

  • Tăng vốn, khuếch đại lợi nhuận

Thị trường tài chính luôn biến động không ngừng, tuy nhiên đối với những giao dịch ngắn hạn thì chênh lệch giá lại không đáng kể. Do đó, nếu muốn kiếm lợi nhuận nhà đầu tư phải giao dịch với khối lượng lớn, tức là phải có số vốn đầu tư lớn. Đòn bẩy chính là công cụ giúp nhà đầu tư khuếch đại vốn và gia tăng lợi nhuận.

tac dung cua don bay

Cùng một lệnh giao dịch như nhau, nếu không dùng đòn bẩy trader sẽ cần rất nhiều thời gian mới có thể kiếm được lợi nhuận như khi dùng đòn bẩy.

  • Giảm thiểu được rủi ro

Khi sử dụng đòn bẩy sẽ không yêu cầu phải sử dụng nhiều vốn. Do đó, với cùng một lượng vốn nhà đầu tư có thể chia nhỏ ra để thực hiện nhiều lệnh. Nhờ đó có thể giảm thiểu được rủi ro. Nếu một lệnh cháy thì vẫn còn có thể thu hồi được lợi nhuận ở những lệnh khác.

Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Bên cạnh những lợi ích mà đòn bẩy mang lại cho nhà đầu tư, thì công cụ này cũng tồn tại một số rủi ro nhất định. Cụ thể như sau:

  • Rủi ro lớn hơn

Đòn bẩy có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận, nhưng khi thị trường đi ngược hướng kỳ vọng thì rủi ro cũng tăng lên gấp nhiều lần. Nếu bạn có thể kiếm được $5000 chỉ với số vốn $10000 trong ít phút, thì cũng có khả năng mất hết số tiền đó chỉ trong bằng đó thời gian.

rui ro cua don bay tai chinh

  • Margin call

Tài khoản sử dụng đòn bẩy càng cao càng dễ nhận được thông báo ký quỹ nếu mức ký quỹ <100%.

  • Cháy tài khoản

Đây là điều không một trader nào mong muốn nhưng lại rất dễ xảy ra với tài khoản sử dụng đòn bẩy lớn. Khi giá biến động nhanh trong thời gian ngắn sẽ khiến trader không kịp trở tay, mức ký quỹ sẽ chạm tới ngưỡng nhỏ hơn 30% và các lệnh tự động bị đóng. Số tiền còn lại trong tài khoản không thể thực hiện thêm bất kỳ giao dịch nào.

Cách sử dụng đòn bẩy trong trade coin

Khi trade coin có 2 hình thức bạn có thể sử dụng đòn bẩy là giao dịch Margin và Futures. Đối với giao dịch Margin, sàn sẽ có quy định tỷ lệ đòn bẩy tối đa là 10x, còn giao dịch hợp đồng tương lai khoảng 125x. Cách sử dụng đòn bẩy trong 2 hình thức này không có nhiều khác biệt và đều trải qua các bước sau:

  • Bước 1: Chuyển tiền đến ví Margin/Futures

Trước tiên để có thể giao dịch với đòn bẩy thì bạn cần chuyển tiền đến ví Margin/Futures. Số tiền này sẽ được sử dụng để ký quỹ cho bước giao dịch tiếp theo của bạn.

  • Bước 2: Lựa chọn mức đòn bẩy phù hợp

Trader đánh giá năng lực và mức độ rủi ro mà bản thân có thể chịu để lựa chọn đòn bẩy phù hợp. Tiếp theo bạn sẽ bắt đầu vay tiền để giao dịch.

  • Bước 3: Bắt đầu giao dịch dùng đòn bẩy

Truy cập vào nền tảng giao dịch margin/futures để thực hiện lệnh Buy hoặc Sell cùng với mức giá và đòn bẩy đã chọn.

  • Bước 4: Trả tiền đã vay

Sau khi lệnh đóng và chốt lợi nhuận trader sẽ tiến hành quay lại trả lại tiền đã vay để giao dịch. Trader vào ví Margin/ Future  để thực hiện “ Repay”.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về đòn bẩy tài chính là gì, tác dụng của đòn bẩy cũng như hướng dẫn cách sử dụng đòn bẩy trong giao dịch trade coin. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp trader ứng dụng linh hoạt trong giao dịch và biết cách tận dụng đòn bẩy tài chính để kiếm lời. Chúc bạn thành công!